Đời sống

Niềm tin Công lý số 9: Chỗ dựa vững chắc cho người lao động

Minh Anh 21/01/2025 - 13:43

Phán quyết đúng đắn của Tòa án không chỉ đảm bảo quyền lợi vật chất cho người lao động, mà còn mang lại cho họ niềm tin rằng, người lao động, tuy bị coi là bên yếu thế so với người sử dụng lao động nhưng họ không đơn độc trong hành trình công lý, tìm lại quyền lợi cho mình.

Trong bất kỳ giai đoạn nào của xã hội, người lao động luôn là một bộ phận quan trọng, góp phần tạo nên sức mạnh kinh tế và sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, không phải người lao động nào cũng được làm việc trong môi trường công bằng, được tôn trọng và bảo vệ những lợi ích chính đáng. Những trường hợp bị xâm phạm, bất công trong lao động không hiếm gặp.

z6233303980441_8e628bcd1395805daff075c32e860b11.jpg
Những trường hợp bị xâm phạm, bất công trong lao động không hiếm gặp.

Chị A- một nhân viên kế toán văn phòng tại Công ty I đã luôn hoàn thành tốt công việc của mình. Tuy nhiên, sau kỳ nghỉ thai sản vào năm 2014, chị bất ngờ nhận được thông báo điều chuyển sang làm công việc mới - kế toán phụ trách quản lý kho rác, bao gồm cả việc trông coi, sắp xếp, vệ sinh kho rác; chuẩn bị, cân đo khi bán rác.

Quyết định trên không chỉ thay đổi công việc mà còn tác động trực tiếp đến mức lương và điều kiện làm việc của chị khi vừa sinh con nhỏ. Đồng thời không đúng quy định của Luật Lao động.

z62333041033_279ca504e18b898604380c597a0d1458.jpg
Phán quyết nghiêm minh của Tòa không chỉ đảm bảo quyền lợi vật chất, mà còn mang lại niềm tin rằng họ không đơn độc trong hành trình tìm kiếm công lý.

Không dừng lại ở đó, khi chị A. phản đối quyết định này và yêu cầu chấm dứt hợp đồng lao động, Công ty I đã ra Quyết định sa thải vì cho rằng chị nghỉ việc không phép.

Trước sự việc, chị A. đã gửi đơn khởi kiện lên Tòa án với hy vọng đòi lại quyền lợi hợp pháp của mình. Đây là một việc làm cần thiết, nhưng cũng đầy thử thách đối với người lao động như chị A. Việc khởi kiện không chỉ yêu cầu sự kiên trì mà còn đặt người lao động trước nhiều khó khăn cả về pháp lý, tài chính, tâm lý…

Trong mối quan hệ này, người lao động thường yếu thế hơn so với người sử dụng lao động. Bởi họ gặp khó khăn trong việc thu thập bằng chứng, tìm hiểu quy định của pháp luật, cũng như khả năng tài chính, điều kiện gia đình… Ở những hoàn cảnh như vậy, phán quyết đúng đắn của Tòa án trở thành điểm tựa vững chắc, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động.

Tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, hội đồng xét xử đều nhận định rằng, việc Công ty điều chuyển và sa thải chị A. là trái pháp luật nên yêu cầu hủy bỏ quyết định kỷ luật. Đồng thời bồi thường các chế độ cho chị. Phán quyết này không chỉ đem lại công lý cho người lao động mà còn là lời cảnh tỉnh đối với các doanh nghiệp trong việc tuân thủ nghiêm ngặt Luật lao động.

z62333040521_5e8a6eec4f58e89655f7de0cd71b8c61.jpg
Những đánh giá, nhận xét của các chuyên gia cho thấy người lao động không đơn độc trong hành trình tìm kiếm công lý.

Ở góc độ người lao động, phán quyết nghiêm minh của Tòa không chỉ đảm bảo quyền lợi vật chất, mà còn mang lại niềm tin rằng họ không đơn độc trong hành trình tìm kiếm công lý. Đặc biệt, thời điểm cuối năm - khi tiền lương, thưởng Tết mang ý nghĩa thiết yếu đối với đời sống mỗi gia đình thì việc được Tòa án bảo vệ quyền lợi đã trở thành niềm hy vọng để người lao động vượt qua khó khăn, tái thiết cuộc sống.

Chương trình “Niềm Tin Công Lý” số 9 (phát sóng lúc 22 giờ 30 phút, thứ 3 ngày 21/01/2025, trên Kênh VTV1 – Đài Truyền hình Việt Nam) hy vọng mang đến cho quý vị một góc nhìn sâu sắc hơn về vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ người lao động.

Niềm tin Công lý - Tập 9 là: Chỗ dựa vững chắc cho người lao động
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Niềm tin Cng lý số 9: Chỗ dựa vững chắc cho người lao động