Mặc d ngồi ghế Cng chứng viên, am hiểu pháp luật nhưng ng Phạm Đức H ng vẫn cố ý lm trái, tự tay thay đổi nội dung văn bản cng chứng, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng đến ti sản cng dân.
Hành vi phạm tội rất rõ nhưng ông Hùng vẫn “ung dung tự tại” vì Công an Tp. Tân An, tỉnh Long An lại cho rằng đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự(?).
Màn “độc diễn” tinh vi của Công chứng viên...
Cha mẹ bà Đoàn Thị Bé Mười (SN 1941, ngụ quận 10, Tp. Hồ Chí Minh) có căn nhà tại số 23 (số cũ là ) Nguyễn Trung Trực, phường 2, Tp. Tân An, tỉnh Long An diện tích 208m2. Cha mẹ mất không để lại di chúc nên ngày -10-1990, năm anh chị em bà Mười cùng đến Phòng Công chứng Nhà nước số 1, tỉnh Long An cùng giao nhà đất cho ông Đoàn Ngọc Sanh sử dụng làm nơi thờ cúng cha mẹ.
Công chứng viên Phạm Đức Hùng soạn ra một văn bản có nội dung: “... ông Đoàn Ngọc Sanh là người thừa kế duy nhất được quyền sở hữu căn nhà. Chúng tôi cam kết sau này không vì một lý do gì mà đòi hỏi quyền thừa kế của mình, cũng như không bao giờ xâm phạm đến quyền sở hữu của ông Đoàn Ngọc Sanh”. Chị em bà Mười phát hiện văn bản không thể hiện nội dung dùng ngôi nhà làm nơi thờ cúng nên yêu cầu sửa lại, Công chứng viên Hùng liền viết tay thêm: “Ngôi nhà dùng làm nhà thờ, không được bán”, sau đó đóng dấu xác nhận việc bổ sung, mọi người cùng ký tên vào văn bản.
Bà Mười trình bày vụ việc với PV
Văn bản ký chưa ráo mực, ngày 27-10-1990, ông Hùng đã tự ý gạch bỏ dòng chữ viết tay nêu trên phía dưới bản cam kết và lại đóng dấu treo lên đó. Ông Hùng viết xác nhận: “Tôi là Phạm Đức Hùng, Công chứng viên Phòng Công chứng Nhà nước tỉnh Long An, xác nhận dòng chữ viết tay trong văn bản đã được tôi gạch bỏ theo yêu cầu của bà Đoàn Ngọc Tám, đại diện cho các đương sự ký tên trong tờ cam kết khước từ tài sản thừa kế”(?!). Sự giả mạo của ông Hùng đã “biếu không” quyền sở hữu căn nhà cho ông Sanh.
Năm 2007, ông Sanh chuyển quyền sở hữu căn nhà trên cho hai con gái. Đến lúc này anh chị em bà Mười mới tá hỏa biết việc ông Sanh đã sử dụng văn bản giả mạo do ông Hùng tạo ra để xin cấp quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất vào năm 2000. Bà Mười thay mặt các anh chị em khởi kiện yêu cầu Tòa án công nhận căn nhà là tài sản chung và chia theo pháp luật cho 6 anh chị em. Đồng thời, bà Mười tố cáo hành vi giả mạo trong công tác của Công chứng viên Hùng đến Cơ quan CSĐT Công an Tp. Tân An. Theo định giá của TAND Tp. Tân An, nhà đất được ông Hùng “úm ba la” quyền sở hữu cho ông Sanh có tổng giá trị lên đến 4,5 tỷ đồng.
CQĐT Công an Tp. Tân An vào cuộc và ra bản Kết luận điều tra số 22/KL-CQĐT ngày 25-6-2009 xác định ông Hùng là người trực tiếp lập văn bản công chứng, tự ý gạch xóa dòng chữ viết tay có nội dung “ngôi nhà dùng làm nhà thờ, không được bán”, tạo điều kiện cho ông Sanh chuyển quyền sở hữu nhà trái với nguyện vọng của các anh chị em bà Mười.
Tội phạm “đặc biệt nghiêm trọng”?
CQĐT kết luận: “Việc gạch xóa trong bản cam kết khước từ nhận tài sản thừa kế của Công chứng viên Phạm Đức Hùng là sai phạm quy định của Điều 17, Điều 20 của Quy định số 30/UB.QĐ ngày 31-1-1990 của UBND tỉnh Long An và vi phạm vào khoản 9 của Thông tư số 858/QLTPK ngày -10-1987 của Bộ Tư Pháp hướng dẫn thực hiện các việc làm công chứng...”. Hành vi vi phạm của ông Hùng có dấu hiệu tội phạm “Giả mạo trong công tác” được quy định tại Điều 284 BLHS.
Điều bất ngờ là CQĐT đã không khởi tố vụ án. Theo ông Đinh Văn Sang, Viện trưởng VKSND Tp. Tân An, tại điểm b, khoản 2, Điều 284 BLHS quy định về tội “Giả mạo trong công tác” có khung hình phạt từ 3 đến 10 năm tù là tội phạm “rất nghiêm trọng”. Căn cứ vào Điều 23 BLHS, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là năm. Do hành vi của ông Hùng đã thực hiện hơn 18 năm nên hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, gia đình bà Mười liên tục khiếu nại, cho rằng CQĐT, VKS đã “tha bổng” ông Hùng. Bởi lẽ giá trị nhà đất trong văn bản ông Hùng giả mạo được Tòa án định giá đến 4,5 tỷ đồng. Tại Thông tư liên tịch số 02 của TANDTC, VKSNDTC, Bộ Công an, Bộ Tư pháp (ngày 25-12-2001) hướng dẫn xác định “hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” là thiệt hại xảy ra có giá trị từ 1,5 tỷ đồng trở lên. Do đó, hành vi của ông Hùng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thuộc khoản 4 Điều 284 BLHS, có thời hiệu truy cứu hình sự lên đến 20 năm chứ không phải năm như CQĐT, VKS Tp. Tân An đã xác định. Gia đình bà Mười đề nghị các cơ quan bảo vệ pháp luật xem xét lại nhằm xử lý thỏa đáng hành vi phạm pháp của ông Hùng.
Sau khi giả mạo hồ sơ, Công chứng viên Hùng đã xin nghỉ việc nhưng hậu quả để lại cho gia đình bà Mười rất nhức nhối. Bà Mười đã phải khởi kiện “tranh chấp tài sản chung”. TAND Tp. Tân An đưa ra vụ án xét xử và sau đó TAND tỉnh Long An đình chỉ giải quyết. Tại phiên tòa phúc thẩm, ông Hùng được triệu tập với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan nhưng ông xin vắng mặt vì “không còn nhớ gì cả”, mong Tòa “chia sẻ, cảm thông”.
Bà Mười nghẹn ngào: “Nếu ông Hùng làm đúng pháp luật thì gia đình chúng tôi đã không rơi vào cảnh kiện tụng trong tủi hổ, làm sao có sự cảm thông cho hành vi làm trái pháp luật?”.
Thiết nghĩ, Công an tỉnh Long An cần xem xét lại hồ sơ vụ án nhằm xử lý trường hợp khiếu tố của gia đình bà Mười, tránh bỏ sót người, lọt tội.
An Dương