Sau một thời gian chuẩn bị các điều kiện, phương tiện, cơ sở vật chất, sáng ngy 20/7 TAND tỉnh H Giang đã mở phiên to xét xử cng khai theo hình thức trực tuyến vụ án hình sự sơ thẩm đối với bị cáo Vũ Thị Nhung về tội "Lừa đảo chiếm đoạt ti sản".
Đây là phiên toà xét xử trực tuyến đầu tiên được mở tại tỉnh Hà Giang theo tinh thần Nghị quyết 33/2021/QH ngày 12/11/2021 của Quốc hội về tổ chức phiên toà trực tuyến và Thông tư liên tịch 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP giữa Toà án nhân dân tối cao, Việm kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành tổ chức phiên tòa trực tuyến.
Phiên toà tại điểm cầu trung tâm Toà án nhân dân tỉnh
Đúng 8 giờ việc xét xử trực tuyến được bắt đầu, bị cáo được lực lượng cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp dẫn giải đến sớm tại điểm cầu thành phần tại Trại tạm giam Công an tỉnh, ở điểm cầu trung tâm tại TAND tỉnh Hà Giang gồm Hội đồng xét xử, đại diện Viện kiểm sát và người tham gia tố tụng khác.
Dù lần đầu tiên được tổ chức xét xử trực tuyến nhưng do có sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng nên phiên tòa vẫn đảm bảo đầy đủ thủ tục, quy trình, thành phần tham gia tố tụng, hình ảnh và âm thanh rõ ràng, thông suốt giữa các điểm cầu, đảm bảo đầy đủ các quy định của pháp luật về tố tụng hình sự, bảo đảm sự tôn nghiêm của phiên tòa.
Bị cáo Vũ Thị Nhung tại điểm cầu thành phần Trại tạm giam Công an tỉnh
Tại phiên toà, bị cáo đã thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội của mình. Sau khi xem xét toàn bộ hồ sơ vụ án, lời khai của bị cáo, bị hại và những người tham gia tố tụng, đánh giá đầy đủ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị cáo, Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Vũ Thị Nhung năm tù giam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Sau khi kết thúc phiên toà, TAND tỉnh Hà Giang đã tiến hành họp rút kinh nghiệm để triển khai thực hiện việc xét xử trực tuyến những vụ án tiếp theo. Việc xét xử trực tuyến là nhiệm vụ, giải pháp, đồng thời cũng là xu hướng tất yếu của ngành Toà án nhằm nâng cao chất lượng xét xử; tạo cơ chế thuận lợi để bị can, bị cáo, đương sự, tổ chức và cá nhân tham gia phiên tòa, giảm thiểu thời gian, chi phí đi lại, góp phần nâng cao hiệu quả năng lực hoạt động và quản trị Tòa án theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, là bước đi cần thiết cho việc xây dựng Tòa án điện tử, thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.