Năm 20, phải c chuyển biến mạnh trong cải cách thủ tục hải quan

P.Lan| 25/03/20 18:26
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Cải cách thủ tục hnh chính về hải quan khng theo kiểu đánh trống bỏ d i. Năm 20 phải c chuyển biến thực sự, phải biến các mục tiêu trên văn bản thnh kết quả cụ thể trong thực tế”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Sáng 25/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng có buổi làm việc với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan. Tham dự cuộc họp có Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Năm 20, phải có chuyển biến mạnh trong cải cách thủ tục hải quan

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì cuộc họp

Theo Báo cáo của Bộ Tài chính, thực hiện Nghị quyết số 19 năm 2014 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Bộ Tài chính đã triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan. Tổng hợp các giải pháp về hoàn thiện thể chế, chính sách, ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng phương pháp quản lý hải quan hiện đại, tăng cường trang thiết bị, máy móc kỹ thuật v.v... đã giúp đơn giản hóa 41 thủ tục hành chính, bãi bỏ 14 thủ tục; 98% số tờ khai, kim ngạch đã thông quan điện tử; tiếp nhận hơn 31 ngàn hồ sơ điện tử bản lược khai hàng hóa và các chứng từ có liên quan cho phương tiện vận tải biển xuất cảnh, nhập cảnh; chính thức triển khai cơ chế một cửa quốc gia tại 12 cảng biển quốc tế từ 11/11/2014 với sự tham gia của 3 Bộ Tài chính, Giao thông vận tải, Công Thương; 1/3 số lượng container luồng đỏ đã được thực hiện soi chiếu bằng hệ thống máy soi hiện đại tại các địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng cho biết kết quả đạt được mới chỉ bước đầu và vẫn còn nhiều tồn tại trong đó nổi lên là số lượng hồ sơ thực hiện qua cơ chế một cửa quốc gia còn hạn chế do đang ở giai đoạn đầu kết nối. Ngoài 3 Bộ Tài chính, Giao thông vận tải, Công Thương, các Bộ, ngành khác vẫn chưa triển khai đầy đủ hệ thống công nghệ thông tin để thực hiện kết nối. Về công tác kiểm tra hải quan, tỷ lệ kiểm tra hồ sơ, chứng từ (vàng), kiểm tra thực tế hàng hóa (đỏ) còn cao (chiếm hơn 44%) mà nguyên nhân chủ yếu do việc phân luồng kiểm tra bị điều chỉnh bởi 11 luật chuyên ngành của 8 Bộ. Bên cạnh đó, công tác kiểm dịch, kiểm tra tiêu chuẩn, kiểm tra chất lượng của 8 cơ quan quản lý nhà nước (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) thời gian còn kéo dài. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, thời gian trao đổi, giao lưu hàng hóa qua biên giới của Việt Nam lên đến 21 ngày, trong đó hải quan chiếm 28% (5,88 ngày), còn lại 72% là của các Bộ quản lý chuyên ngành và thời gian ở cảng (,12 ngày).

Bộ Tài chính cho biết, để thực hiện các chỉ tiêu mà Nghị quyết số 19 năm 20 về tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia đòi hỏi phải triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt (năm 20 phấn đấu thực hiện thời gian hàng hóa xuất nhập khẩu giao lưu qua biên giới tối đa 13 ngày đối với hàng hóa xuất khẩu, 14 ngày đối với hàng hóa, nhập khẩu; năm 2016 là 10 ngày đối với hàng hóa xuất khẩu và 12 ngày đối với hàng hóa nhập khẩu). Theo đó, Bộ này cho biết doanh nghiệp phải thực hiện kê khai hải quan điện tử bắt buộc từ 1/1/20; thực hiện công bố mã số hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam thống nhất (mã H/S); xây dựng Luật thuế xuất nhập khẩu (sửa đổi) theo hướng giảm số lượng mức thuế suất (hiện có 43 mức thuế suất) cũng như chênh lệch giữa các mức thuế (chênh lệch 4-5 lần); thực hiện kết nối cơ chế một cửa quốc gia với các Bộ trước 30/6/20.

Phát biểu tại cuộc làm việc, ý kiến của các Bộ, ngành, ý kiến của các Phó Thủ tướng Chính phủ đều cho rằng các chỉ tiêu mà Nghị quyết 19 đưa ra liên quan đến lĩnh vực hải quan là hoàn toàn khả thi, tuy nhiên đó mới là những mục tiêu trên văn bản, để có kết quả trong thực tế đòi hỏi phải triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các Bộ, ngành liên quan và phải thay đổi tư duy quản lý. “Chúng ta cần nhất quán quan điểm là cải cách là vì sự thông thoáng, vì số đông doanh nghiệp làm ăn chân chính, vì nền kinh tế đất nước chứ không chỉ vì 5-10% số doanh nghiệp vi phạm, buôn lậu, gian lận thương mại mà siết tất cả lại” - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh phát biểu.

Tại cuộc làm việc, Lãnh đạo các Bộ Công Thương, Giao thông Vận tải, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Quốc phòng, Công an đều nhất trí với các đề xuất mà Bộ Tài chính đưa ra đồng thời cam kết tiếp tục rà soát, đơn giản hóa thủ tục, nhanh chóng áp dụng công nghệ thông tin và kết nối với Cơ chế một cửa quốc gia nhằm giảm ít nhất 1 nửa thời gian thực hiện thủ tục hành chính chuyên ngành của Bộ, ngành mình.

Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng cải cách thể chế, trong đó có cải cách thủ tục hành chính là một trong những đột phá chiến lược. Cải cách không chỉ là đòi hỏi khi nền kinh tế, đất nước đang hội nhập sâu rộng và phải tuân thủ thông lệ quốc tế mà cải cách còn là yêu cầu, đòi hỏi của người dân, doanh nghiệp trong việc tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi cho làm ăn, kinh doanh, mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, thương mại, du lịch. Do đó, cải cách thủ tục hành chính về hải quan là một trong những lĩnh vực quan trọng vì liên quan đến một lượng hàng hóa xuất nhập khẩu trị giá 300 tỷ USD và trên 8 triệu lượt khách du lịch, nhà đầu tư, doanh nhân đến Việt Nam mỗi năm. “Những kết quả vừa qua mới chỉ là bước đầu, có tiến bộ nhưng chỉ so với chính chúng ta thì không được. Chúng ta không được phép hài lòng, thỏa mãn hay dừng lại mà phải tiếp tục làm tốt hơn nữa. Chúng ta hoàn toàn có thể làm được, không hề tốn kém tiền bạc mà chỉ đòi hỏi nhận thức, trách nhiệm, quyết tâm của chúng ta mà thôi” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu và nhấn mạnh rằng đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong năm 20 và những năm tới.

Với tinh thần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu tất cả các Bộ, ngành, nhất là người đứng đầu, theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình cần tập trung chỉ đạo, quyết tâm triển khai để không những đạt mà còn vượt các chỉ tiêu mà Nghị quyết 19 của Chính phủ đã đề ra. Từng Bộ, ngành cần xây dựng chương trình, kế hoạch, đưa ra mục tiêu cụ thể, có kiểm tra, giám sát thực hiện và đích thân Bộ trưởng chỉ đạo trực tiếp. “Bộ trưởng mà không quyết liệt thì không làm được” - Thủ tướng lưu ý.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng thủ tục nằm ngay trong những văn bản pháp lý hiện hành do đó các Bộ, ngành và Chính phủ sẽ tiếp tục rà soát đồng thời lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người dân, doanh nghiệp để kiến nghị sửa đổi hoặc bãi bỏ các thủ tục, quy định, quy trình gây phiền hà, không cần thiết với tinh thần cải cách là vì lợi chung của đất nước; tạo sự thông thoáng, thuận lợi nhất cho dân, cho doanh nghiệp và phù hợp với thông lệ quốc tế. “Tạo thuận lợi, thông thoáng phải gắn với quản lý tốt chứ không phải cải cách là làm suy giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước”  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý.

Thủ tướng cũng yêu cầu các Bộ, ngành liên quan phải tăng cường phối hợp đồng thời hết sức chú ý đến khâu kiểm tra, giám sát, cho phép người dân, doanh nghiệp và báo chí giám sát và công khai mọi nỗ lực, kết quả cũng như những tồn tại, hạn chế trong cải cách thủ tục hành chính; thẳng thắn phê phán tổ chức, cá nhân nào không chấp hành hay chấp hành không tốt Nghị quyết 19. “Không đánh trống bỏ dùi. Năm 20 phải có chuyển biến thực sự, phải biến các mục tiêu trên văn bản thành kết quả cụ thể trong thực tế” - Thủ tướng dứt khoát.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho biết, tiếp sau đây, trực tiếp Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng cũng sẽ có các cuộc làm việc với các Bộ, ngành liên quan nhằm kiểm tra việc cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thuế, bảo hiểm xã hội, đăng ký kinh doanh, phá sản doanh nghiệp, cấp phép xây dựng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Năm 20, phải c chuyển biến mạnh trong cải cách thủ tục hải quan