Hiện nay, việc quảng cáo đồ ăn thuốc uống bị thả nổi “v tư”. Nhiều người khng cần đi bệnh viện m chỉ xem tivi l c thể tìm được các thứ thuốc chữa bách bệnh, kể cả tứ chứng nan y. C vẻ như các quy định về quảng cáo thuốc tuột khỏi tay ngnh Y tế, cứ mất tiền l ok hết. Với đồ ăn cũng vậy, sự nhập nhằng giữa thực phẩm chức năng với thuốc, sự quảng cáo quá m�
Chẳng hạn DHA là chất giúp trẻ thông minh đang bị nâng thành đại bí quyết để con em sẽ thông minh như Ngô Bảo Châu! May mà người ta chưa gắn DHA với hình ảnh của nhà toán học trẻ lừng danh này. Vì thế hầu hết các sản phẩm sữa bột cho trẻ đang bày bán trên thị trường và nhiều loại đương tung lên sóng đều ghi có DHA. Nhiều nhãn hàng còn ghi đã bổ sung DHA vào sữa gấp 5- 6 lần. Nhiều bà mẹ thấy “có DHA giúp trẻ thông minh” thì đắt mấy cũng cố gắng mua cho con uống, nhưng không ai biết rằng trong sữa mình mua thực sự có DHA không, hàm lượng có đúng như ghi trên bao bì và bổ sung DHA trong sản phẩm cho trẻ bao nhiêu là phù hợp…
Loạn quảng cáo sữa có DHA khiến người tiêu dùng hoang mang? (Ảnh minh hoạ)
Này nhé, trên bao bì sữa bột Milex 4 cho trẻ từ 3 tuổi trở lên ghi thành phần có trung bình 35mg DHA/100g sữa bột, trong khi sữa bột Dukid Gold cho trẻ từ 3 - 8 tuổi có đến 66,8mg DHA/100g sữa bột… Ngay cả sữa bột cho bà bầu và thai phụ cho con bú cũng có “tăng cường” bổ sung DHA. Lại còn cả những nhãn bánh kẹo và thậm chí cả trong xúc xích đến các loại dầu ăn… cho trẻ cũng được quảng cáo trong thành phần có bổ sung DHA. Tất nhiên giá bán theo đó cũng cao hơn nhiều so với sản phẩm cùng chủng loại mà không bổ sung DHA.
Vậy nhưng không phải lúc nào chất lượng sản phẩm cũng như nội dung nhãn mác. Thật đáng quan ngại khi kiểm nghiệm tại Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (Quatest 3) mới đây cho thấy, mẫu sữa bột Grow milk IQ - loại 400g/gói do Công ty TNHH thực phẩm dinh dưỡng Vita (quận Bình Tân, Tp. HCM) sản xuất không hề có hàm lượng DHA như thông tin trên nhãn. Nếu mở rộng kiểm tra thế nào cũng tóm được các nhãn sữa “ghi vậy mà không phải vậy”. Hóa ra đây là lừa đảo “thông minh” mang tên DHA!
PGS-TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, để cung cấp đủ DHA, trẻ có thể ăn trứng, đùi gà chiên hoặc cá, nhưng điều này có thể dẫn đến trẻ tiêu thụ chất béo không mong muốn từ dầu ăn. Ông Nguyễn Nam Vinh, Chủ nhiệm Văn phòng phía Nam, Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam nhận xét: “Không tăng cường hậu kiểm thì người tiêu dùng không thể biết được hàm lượng DHA có đúng như nhà sản xuất công bố không. Nếu nhà sản xuất gian dối, người tiêu dùng coi như bị mất tiền, chưa kể sản phẩm có thể thiếu những chất quan trọng như chất đạm, chất béo...”. Còn ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục trưởng Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh cho biết, theo quy định hiện hành thì DN tự công bố chất lượng đối với thực phẩm chế biến. Cơ quan chức năng sẽ tiến hành tiền kiểm, thẩm định, hậu kiểm. Nếu sản phẩm không đúng chất lượng theo công bố, DN sẽ bị xử phạt hành chính, thậm chí bị đình chỉ sản xuất. Không biết có ông bà DHA nào bị xử phạt đây!
Bảo Dân