Hiệp định Paris l đỉnh cao của mặt trận ngoại giao Việt Nam

Đời sống - Ngày đăng : 19:13, 28/04/2020

Thứ trưởng Thường trực B i Thanh Sơn khẳng định Hội nghị v Hiệp định Paris l đỉnh cao của mặt trận ngoại giao Việt Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước.

Hướng tới kỷ niệm 45 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 28/4 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã tổ chức tọa đàm trực tuyến “Từ Hiệp định Paris về Việt Nam đến đại thắng Mùa xuân năm 1975: Vai trò của Mặt trận Ngoại giao góp phần vào thắng lợi lịch sử 30/4” dưới sự chủ trì của đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao.

Hiệp định Paris là đỉnh cao của mặt trận ngoại giao Việt Nam

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao chủ trì tọa đàm trực tuyến “Từ Hiệp định Paris về Việt Nam đến đại thắng Mùa xuân năm 1975: Vai trò của Mặt trận Ngoại giao góp phần vào thắng lợi lịch sử 30/4”

Tham dự tọa đàm có các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tham gia trực tiếp vào quá trình đấu tranh ngoại giao đi đến Hiệp định Paris (27/01/1973), các nhân chứng lịch sử và các nhà nghiên cứu về chính trị, quân sự và ngoại giao. Đông đảo đại diện các đơn vị Bộ Ngoại giao, và học viên cao học, sinh viên của Học viện Ngoại giao cũng đã tham dự tọa đàm.

Tọa đàm là một hoạt động quan trọng trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 75 năm thành lập Ngành Ngoại giao Việt Nam (28/8/1945-28/8/2020).

Phát biểu khai mạc tọa đàm, Thứ trưởng Thường trực Bùi Thanh Sơn khẳng định Hội nghị và Hiệp định Paris là đỉnh cao của mặt trận ngoại giao Việt Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước, thể hiện vai trò quan trọng, tích cực và chủ động của mặt trận ngoại giao trong sự phối hợp chặt chẽ với mặt trận quân sự và chính trị, trên cơ sở đề cao nguyên tắc hòa bình, độc lập, tự chủ, đồng thời kết hợp sức mạnh dân tộc với sự ủng hộ đoàn kết của nhân dân thế giới, góp phần quan trọng vào Đại thắng mùa Xuân 1975.

Tại tọa đàm, nhiều tham luận và ý kiến phát biểu đã đi sâu phân tích một số vấn đề lịch sử trong giai đoạn đàm phán Hiệp định Paris, chia sẻ thông tin làm rõ hơn giai đoạn thực thi Hiệp định Paris từ năm 1973 đến ngày Đại thắng 30/4/1975.

Đặc biệt, tọa đàm đã tập trung trao đổi về việc triển khai mặt trận ngoại giao giai đoạn 1973-1975, cho đến nay còn là một khoảng trống ít được giới nghiên cứu nhắc đến.

Các học giả và các nhân chứng lịch sử cũng đã làm sống lại những ký ức sinh động về quá trình đàm phán và thi hành Hiệp định Paris: Từ chủ trương chiến lược sáng suốt của Trung ương Đảng về việc mở ra mặt trận tấn công ngoại giao từ cuối những năm 1960; bài học về ứng xử ngoại giao tài tình của Bác Hồ và các nhà ngoại giao lão thành của ta; đến những nỗ lực nghiên cứu chiến lược của Bộ Ngoại giao với việc thành lập Nhóm CP80, quy tụ nhiều cán bộ ngoại giao tài năng nhằm đánh giá chính xác chính trị nội bộ và khả năng can dự của các nước lớn trước những biến chuyển rất nhanh chóng và mạnh mẽ của tình hình cách mạng miền Nam; những ký ức và cảm xúc sống động của các nhà ngoại giao “mặc áo lính” gợi nhớ lại không khí hào hùng nhưng quyết liệt của những ngày đấu tranh chính trị, pháp lý ngay trong lòng địch.

Hiệp định Paris là đỉnh cao của mặt trận ngoại giao Việt Nam

GS.TS. Phạm Quang Minh - Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội - tham gia tọa đàm

Các ý kiến tại tọa đàm nhất trí cho rằng quá trình đàm phán và đấu tranh ngoại giao thực thi Hiệp định Paris đã để lại nhiều bài học quý báu, còn nguyên giá trị cho công tác đối ngoại trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Đó là sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng trong công tác đối ngoại; giương cao tư tưởng độc lập, tự chủ trong hoạch định chính sách đặc biệt là trên vấn đề đối ngoại; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; sự thống nhất đoàn kết và sự phối hợp chặt chẽ giữa mặt trận ngoại giao với mặt trận quân sự, đã góp phần tạo nên thắng lợi lịch sử mùa Xuân năm 1975.

Cuộc tọa đàm đã góp phần làm sống lại một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc nói chung và của ngành ngoại giao nói riêng, tiếp tục là nguồn cảm hứng cho các thế hệ ngoại giao hiện nay và sau này. Như lời phát biểu của Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn, tọa đàm không chỉ nhằm tri ân đối với sự hy sinh của nhân dân và chiến sỹ cả nước, biết ơn Đảng và Bác Hồ vĩ đại, các thế hệ cha anh đã trực tiếp tham gia vào mặt trận ngoại giao thời kỳ giành độc lập, thống nhất đất nước mà còn khơi dậy niềm tự hào, lòng yêu nước, yêu ngành cả các cán bộ ngoại giao trẻ, sẵn sàng tiếp bước thế hệ cha anh theo đường lối đúng đắn và sáng suốt của Đảng, phát huy và kế thừa cao độ truyền thống ngoại giao gắn liền với tư tưởng và phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh.

Bạch Dương