EVFTA c hiệu lực: Thời cơ v thách thức đối với ngnh bán lẻ

Doanh nghiệp - Doanh nhân - Ngày đăng : 19:11, 11/06/2020

Khi hiệp định EVFTA c hiệu lực thì cam kết mở cửa thị trường dịch vụ, đầu tư, phân phối vừa mở ra thị trường cạnh tranh tích cực cho doanh nghiệp bán lé, đồng thời cũng l thách thức để khẳng định vị thế tại thị trường trong v ngoi nước.

Thị phần "béo bở" cho doanh nghiệp bán lẻ

Với sự thuận lợi từ thị trường phân phối có nhiều tiềm năng phát triển do quy mô dân số lớn (96 triệu người), cơ cấu dân số trẻ (60% dân số ở độ tuổi 18-50)… cùng với nhiều yếu tố thuận lợi khác ngành bán lẻ Việt Nam thực sự là thị phần "béo bở" cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.

Đại diện Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết khi Hiệp định EVFTA được thực thi, với những cam kết mở cửa thị trường dịch vụ, đầu tư, phân phối…các DN EU sẽ đẩy mạnh đầu tư vào ngành phân phối, bán lẻ của Việt Nam.

EVFTA sẽ thúc đẩy các luồng vốn chất lượng cao của EU và các đối tác khác vào Việt Nam, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng của thương mại trong nước.

Trong khi đó, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp nhỏ và vừa với nguồn lực hạn chế, chỉ có một số ít doanh nghiệp lớn của Việt Nam như Saigon Co.op, VinCommerce, Thegioididong, Bách hóa Xanh, Satra, BRG Retail… mới đủ năng lực để cạnh tranh, khẳng định vị thế của mình trên thị trường bán lẻ Việt Nam.

Có thể thấy trên thị trường đã nổi lên các tập đoàn lớn kinh doanh bán lẻ lớn của nước ngoài như Lotte, Central Group, Aeon, Circle K, K Mart, Auchan, Family Mart… đã liên tục đẩy mạnh chiến lược thâm nhập và mở rộng thị trường bán lẻ tại Việt Nam. Điều này cho thấy tiềm năng thị trường bán lẻ Việt Nam là rất lớn nhưng cuộc đua giành thị phần trong lĩnh vực này cũng ngày càng gay gắt.

Tuy nhiên, tốc độ thâm nhập và mở rộng ngày một gia tăng của các hãng phân phối nước ngoài đã gây sức ép rất lớn và là mối lo ngại cho các nhà bán lẻ nội địa. Nhiều hàng hóa sản xuất trong nước bị suy giảm thị phần, đặc biệt đối với phân khúc khách hàng cao cấp thiếu vắng thương hiệu Việt Nam. Các DN lớn của nước ngoài liên tục gia tăng thị phần và dự báo nhiều khả năng sẽ còn tăng với tốc độ rất nhanh trong thời gian tới.

Thách thức đan xen trong cơ hội

Theo vị đại hiện của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Hà Nội nhận định, khi thực thi EVFTA, thương mại trong nước sẽ được thúc đẩy và phát triển mạnh mẽ, đóng góp vào tăng trưởng GDP chung của cả nước, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo việc cung ứng, tiêu thụ hàng hóa, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đánh giá, sự thâm nhập mạnh mẽ của các “người khổng lồ” nước ngoài nhằm mở rộng chuỗi bán lẻ tại Việt Nam đang đặt ra nhiều thách thức, gây sức ép rất lớn và là mối lo ngại cho các nhà bán lẻ nội địa bởi nhiều hàng hóa sản xuất trong nước bị suy giảm thị phần. “Nhất là khi phần lớn DN nước ta có quy mô nhỏ và vừa với nguồn lực hạn chế.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, không chỉ DN phân phối của Việt Nam gặp nhiều thách thức khi EVFTA được thực thi mà áp lực còn gia tăng đối với hệ thống chính sách, pháp luật do không theo kịp biến động của thị trường.

Bên cạnh đó, thách thức còn đến từ việc cơ sở hạ tầng và pháp luật quản lý đối với thương mại điện tử có sự chênh lệch với các nước, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong lưu thông hàng hóa nhập khẩu trên thị trường nội địa…

Tuy nhiên, bức tranh thị trường bán lẻ của Việt Nam sẽ khốc liệt nhưng hàng hóa Việt sẽ ít bị cạnh tranh bởi cơ cấu hàng hóa của Việt Nam - EU mang tính hỗ trợ bổ sung cho nhau, không cạnh tranh trực tiếp. Do vậy, tỷ lệ hàng hóa Việt tại các siêu thị vẫn sẽ được duy trì ở mức cao.

Cụ thể, hàng hóa Việt ở Co.opmart chiếm 90-93%, ở Satra (90-95%), Vinmart (96%), Vissan (95%), Hapro (95%)…; Tỷ lệ hàng Việt tại các hệ thống siêu thị nước ngoài cũng chiếm từ 65-96%, cụ thể Lotte, Big C (90%), AEON - Citimart (82-85%), Auchan (65%), TTTM Emart (96%).

Trước sức ép của hội nhập kinh tế và thực hiện cam kết mở cửa thị trường nội địa theo nội dung các FTA như CPTPP và sắp tới là EVFTA, DN cần thay đổi để thích ứng trước những tác động mạnh mẽ này.

Để hạn chế những tác động tiêu cực từ EVFTA, các DN phân phối, bán lẻ cần nghiên cứu kỹ những nội dung, các quy tắc nội khối để có sự chuẩn bị sẵn sàng trong việc tận dụng những cơ hội có được từ EVFTA. Đồng thời, chuẩn bị và nâng cao khả năng xử lý những vấn đề mới, phi truyền thống như lao động, môi trường, mua sắm của Chính phủ, DN Nhà nước...

T. Nhi