Thái Nguyên: Nng thn mới huyện Phú Lương hướng đến những sản phẩm OCOP
Đời sống - Ngày đăng : 13:21, 07/09/2020
Một trong các tiêu chí được đảng bộ huyện hướng đến một nền nông nghiệp bền vững, xây dựng thương hiệu nổi tiếng mang lại thu nhập cao cho người nông dân trên địa bàn
Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn 2025, UBND huyện Phú Lương đã xây dựng kế hoạch thực hiện, phấn đấu năm 2020 mỗi xã có ít nhất 1 sản phẩm phát triển theo Chương trình OCOP, trong đó có 3 sản phẩm đạt 3 sao trở lên (sản phẩm 3 sao là sản phẩm qua đánh giá về chất lượng, khả năng tiếp thị, tổ chức sản xuất đạt trung bình từ 50 đến 69 điểm).
Cây chè được mệnh danh là sản vật đổi đời của người dân Phú Lương, hiện thương hiệu chè Khe Cốc.
Để thực hiện mục tiêu trên, huyện đã kiện toàn bộ máy quản lý, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với Chương trình OCOP từ cấp huyện đến xã. Các sản phẩm cụ thể như, Chè của Cơ sở sản xuất chè Hoan Xuyến (xã Vô Tranh); Gạo nếp vải Phú Lương (xã Ôn Lương, Hợp Thành, Phủ Lý); Bánh chưng Bờ Đậu (xã Cổ Lũng, Chè tôm nõn và trà túi lọc của Hợp tác xã Chè Khe Cốc (xã Tức Tranh); Sản phẩm được thị trường tìm nhiều như cây thìa canh, Sản phẩm từ hoa hồng- mô hình hoa hông cổ,…
Huyện Phú Lương đã xây dựng 10 làng nghề chè truyền thống, với trên 570ha chè kinh doanh, sản lượng trên 7.000 tấn chè tươi. Bên cạnh đó, xã đã trồng thay thế dần các giống chè cũ bằng các loại chè mới cho năng suất, chất lượng cao. Hiện nay, Tổ hợp tác chè xóm Trung Thành 2, xã Vô Tranh có 38 hộ đã nhiều năm kinh nghiệm sản xuất chè theo tiêu chuẩn Vietgap, với xu hướng chuyển dần sang sản xuất hữu cơ.
Làng nghề chè Cụm Khe Cốc, xóm Tân Thái, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương được công nhận từ năm 2011.Được thành lập vào năm 2018, hợp tác xã chè an toàn Khe Cốc, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương là một trong những HTX đầu tiên của tỉnh sản xuất chè hữu cơ. Hiện nay hợp tác xã đang thực hiện dự án 35ha chè an toàn, hữu cơ và đã được Nhà nước hỗ trợ từ 25-35 triệu đồng/ha/năm kéo dài từ 3 - 5 năm giúp bà con nhân dân chuyển đổi từ chè VietGAP, chè sản xuất thông thường sang sản xuất chè an toàn, hữu cơ.
Năm 2019, sản phẩm trà túi lọc, chè móc câu ướp hương sen của HTX đã được tiêu thụ ở châu Âu như Ba Lan, Pháp với sản lượng trên 600kg, giá bán dao động từ 6 - 7 triệu đồng/kg. Trong đó, chè tôm nõn và trà túi lọc đã đăng ký là sản phẩm OCOP trong năm 2020.
Bên cạnh cây chè, tại xã Yên Ninh, huyện Phú Lương mô hình trồng cây thìa canh làm dược liệu chữa bệnh tiểu đường hiện đã được thị trường đón nhận rất tốt. Trước nhu cầu thực tế trên, huyện Phú Lương đã và đang tập trung xây dựng thương hiệu cây thìa canh theo tiêu chuẩn ocop phục vục sưc khỏe cho người dân trên địa bàn cả nước và nước ngoài.
Cán bộ phòng Nông nghiệp huyện hướng dẫn thủ tục hoàn thiện thủ tục cấp sản phẩm Cây thìa canh.
Hiện nay, Công ty Cổ phần sản phẩm thiên nhiên DK đã sản xuất 3 sản phẩm chính gồm: Thìa canh khô hút chân không, trà túi lọc và viên nang. Do tiêu thụ tốt, công ty đã tăng diện tích trồng cây thìa canh gần 5ha, mỗi năm cho thu hái từ 3 đến 4 lứa tùy theo mức độ chăm sóc, năng suất mỗi lứa trên 30 tấn/ha. Công ty đang thực hiện hoàn thành hồ sơ về chương trình OCOP để sản phẩm được sản xuất với qui mô hàng hóa đảm bảo sạch, an toàn theo tiêu chuẩn, qui chuẩn. Ông Hoàng Khắc Cần, Giám đốc công ty cho hay: "Chương trình OCOP rất ý nghĩa, qua OCOP có thể nhìn nhận về chất lượng của sản phẩm đang đạt ở mức nào, có thể đánh giá về tổng thể hoạt động của công ty".
Lúa nếp Vải là sản phẩm được huyện Phú Lương chú trọng nâng cao chất lượng, mở rộng diện tích và phát triển thương hiệu trong những năm qua. Theo chia sẻ của nhiều người dân, trong vụ mùa năm nay, được sự quan tâm của ngành nông nghiệp huyện, cộng với thời tiết thuận lợi, ít sâu bệnh hại nên năng suất, chất lượng lúa nếp Vải cao hơn so với năm 2018.
Ông Phan Văn Tường, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết: Năm 2019, toàn huyện Phú Lương gieo cấy được 112ha lúa nếp Vải theo mô hình sản xuất lúa nếp Vải tập trung tại 5 xã (Ôn Lương, Phủ Lý, Hợp Thành, Yên Đổ, Yên Trạch). Nhận thấy hiệu quả kinh tế cao mà giống lúa này đem lại, ngoài diện tích lúa thực hiện trong mô hình, năm nay, người dân tại nhiều xã, thị trấn khác trên địa bàn huyện cũng bắt đầu đưa giống lúa này vào trồng thử với diện tích từ vài sào đến 1ha. Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, năm nay, lúa nếp Vải phát triển khá tốt, năng suất trung bình đạt khoảng 48 tạ/ha (tăng gần 3 tạ/ha so với năm 2018).
Đoàn công tác cán bộ huyện Phú Lương thăm quan mô hình Nông thôn mới tại huyện Yên Đinh- Thanh Hóa.
Bên cạnh đó, một trong những sản phẩm chủ lực của huyện Phú Lương được nhiều người biết đến bấy lâu nay là sản phẩm bánh chưng Bờ Đậu, xã Cổ Lũng bởi hương vị đặc trưng và cũng là một trong những sản phẩm được đăng ký là sản phẩm OCOP của tỉnh năm 2020.
Toàn huyện hiện có 10/13 xã đạt chuẩn NTM, 4 xóm đạt xóm NTM kiểu mẫu. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn chỉ còn hơn 6% và tỷ lệ người có việc làm trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động trên địa bàn huyện đạt gần 98%.
Để hiện thực hóa mục tiêu này, Đảng bộ huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sát sao qua đó đã phát huy sức mạnh đoàn kết, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân. Đến nay, diện mạo nông thôn trên địa bàn toàn huyện đã có sự thay đổi rõ rệt, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên. Ông Hoàng Duy Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Lương nhấn mạnh: “Trong nhiệm kỳ tới, huyện Phú Lương xác định tiếp tục thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, tập trung vào các nội dung: Đối với xã chưa hoàn thành thì phấn đấu hoàn thành đảm bảo đúng tiến độ; từ nay đến năm 2023, 100% các xã sẽ hoàn thành về đích nông thôn mới, đến năm 2025, huyện cơ bản là huyện nông thôn mới; đối với các xã đã đạt mục tiêu nông thôn mới rồi, tiếp tục chỉ đạo để nâng cao các tiêu chí, trong đó, đặc biệt quan tâm tới các tiêu chí về tổ chức sản xuất, nâng cao thu nhập cho nhân dân và tập trung chỉ đạo xây dựng một số xã để về đích xã nông thôn mới kiểu mẫu và đối với tất cả các xã đều có xóm nông thôn mới kiểu mẫu”.
Huyện 10 năm thực hiện Chương trình Nông thôn mới, bộ mặt nông nghiệp- nông thôn, đời sống nông dân được cải thiện rõ rệt.