Việt Nam bảo vệ, thúc đẩy quyền con người trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Chuyển động - Ngày đăng : :09, /09/2020

Đ l khẳng định của Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đon đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh LHQ, WTO v các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, trong phát biểu tại phiên đối thoại Kha họp lần thứ 45 Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Việt Nam bảo vệ, thúc đẩy quyền con người trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai và đại diện Phái đoàn tại Phiên khai mạc Khóa 45 Hội đồng nhân quyền

Sáng 14/9, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) tại Geneva, Thụy Sỹ, Khóa họp thường kỳ lần thứ 45 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) đã khai mạc dưới sự chủ trì của Chủ tịch HĐNQ, bà Elisabeth Tichy-Fisslberger (Đại sứ CH Áo), với sự tham dự của đại diện 47 nước thành viên và hơn 100 nước quan sát viên, các tổ chức quốc tế, liên chính phủ và các tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Geneva.

Đoàn Việt Nam do Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva làm Trưởng đoàn. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, Khóa họp 45 HĐNQ tiếp tục được tổ chức trên cơ sở kết hợp giữa hình thức họp tập trung và họp trực tuyến.

Trình bày “Báo cáo cập nhật về tình hình nhân quyền trên thế giới”, Cao ủy Nhân quyền Michelle Bachelet đã điểm lại tình hình nhân quyền tại các khu vực; nhấn mạnh trong bối cảnh đại dịch Covid-19, HĐNQ và Văn phòng Cao ủy Nhân quyền cần tiếp tục thúc đẩy các biện pháp và hợp tác với các nước nhằm giúp bảo vệ tốt hơn quyền con người và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo vệ quyền con người.

Việt Nam bảo vệ, thúc đẩy quyền con người trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Tại Phiên đối thoại với Cao ủy tại Khóa 45 Hội đồng nhân quyền chiều 14/9/2020

Phát biểu trong “Báo cáo về tác động của đại dịch Covid-19 đối với quyền con người”, bà Bachelet cho rằng dù đại dịch Covid 19 tiếp tục lan nhanh, nhiều nước đang bước vào các giai đoạn khác nhau của quá trình hồi phục, trong khi nhiều nước khác đang chứng kiến sự quay trở lại của đại dịch trong một giai đoạn mới, với những diễn biến mới, phức tạp hơn giai đoạn trước.

Bà đánh giá cao các biện pháp ứng phó dựa trên các nguyên tắc về quyền con người của nhiều nước và nhấn mạnh cần đặc biệt quan tâm đến các nhóm dễ bị tổn thương, trong đó có phụ nữ, khi hiện có khoảng 47 triệu phụ nữ trên thế giới trong tình trạng đói nghèo do Covid 19. 

Cao ủy Nhân quyền kêu gọi đoàn kết và hợp tác toàn cầu, đảm bảo quyền tiếp cận vaccine, bảo hiểm y tế, xã hội và các quyền cơ bản khác đối với tất cả người dân, đồng thời nhấn mạnh bảo vệ quyền con người là then chốt để bảo đảm hòa bình, an ninh, ổn định xã hội và phát triển bền vững cho các nước. 

Phát biểu tại phiên Đối thoại diễn ra chiều cùng ngày về Báo cáo cập nhật của Cao ủy Nhân quyền về tác động của đại dịch Covid-19 đối với quyền con người, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai tái khẳng định Việt Nam cam kết bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong bối cảnh đại dịch Covid-19, ủng hộ hợp tác quốc tế và cách tiếp cận đa phương nhằm ứng phó hiệu quả với đại dịch và phục hồi hậu đại dịch; nhấn mạnh các biện pháp của Việt Nam chống dịch một cách cân bằng, hiệu quả và chi phí thấp trong thời gian qua đã đem lại những kết quả quan trọng, một mặt góp phần kiểm soát dịch bệnh, mặt khác bảo đảm quá trình phục hồi và thúc đẩy phát triển kinh tế.

Việt Nam bảo vệ, thúc đẩy quyền con người trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai phát biểu tại Phiên đối thoại với Cao ủy nhân quyền

Đại sứ nhấn mạnh, Việt Nam coi trọng các chính sách ổn định kinh tế - xã hội, các biện pháp nhằm giảm thiểu tối đa tác động của đại dịch Covid-19 đối với quyền sống, quyền chăm sóc y tế và mưu sinh của người dân Việt Nam, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau.

Bên cạnh đó, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai cũng đề cao các hoạt động của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2020 thúc đẩy hợp tác ứng phó với đại dịch Covid-19 trong khuôn khổ ASEAN cũng như với các đối tác và trong tham gia các hoạt động và sáng kiến tại Tổ chức Y tế thế giới, các tổ chức quốc tế có liên quan.  

Chương trình Khóa họp 45 HĐNQ diễn ra từ ngày 14/9 đến hết ngày 06/10, dự kiến gồm 36 phiên họp về nhiều vấn đề quyền con người như hợp tác với LHQ, các đại diện và cơ chế của LHQ trong lĩnh vực quyền con người; quyền con người của người di cư;  tỷ lệ tử vong và bệnh tật ở bà mẹ có thể phòng ngừa được; quyền phát triển; khủng bố và quyền con người; Chương trình thế giới về Giáo dục quyền con người… Bên cạnh đó, Khóa 45 HĐNQ sẽ xem xét thông qua các báo cáo của Nhóm làm việc về Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) của 12 nước thành viên.

Nhật Minh