Chủ tịch Quốc hội: Ha Bình cần nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của cng tác xây dựng Đảng
Chính trị - Ngày đăng : :45, 02/10/2020
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự Lễ khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII
Ngày 2/10, Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tham dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
Cùng dự có: Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc; Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch Nước Đào Việt Trung; Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc; các Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo một số ban, bộ, ngành Trung ương; và 347 đại biểu đại diện cho trên 67 nghìn đảng viên của Đảng bộ tỉnh...
Phấn đấu đến năm 2050 trở thành tỉnh phát triển của cả nước
Phát biểu khai mạc, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình cho biết, cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã không ngừng phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, giành được những thành tựu to lớn trong 35 năm đổi mới đất nước và sau 30 năm tái lập tỉnh Hòa Bình. Đặc biệt, trong 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Đảng bộ, quân và dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã đoàn kết, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XVI đề ra.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII có ý nghĩa trọng đại, định hướng và động viên, cổ vũ toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình tiếp tục phát huy sức mạnh, đoàn kết, thống nhất, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII. Với phương châm đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, sáng tạo, phát triển, toàn tỉnh sẽ phát huy cao độ trí tuệ, ý thức trách nhiệm và sự đoàn kết, thống nhất để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của Đại hội, mở ra một thời kỳ phát triển mới, thực hiện mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2025, kinh tế tỉnh Hòa Bình đạt mức trung bình của cả nước; đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển, thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ và đến năm 2050 trở thành tỉnh phát triển của cả nước.
Trình bày tóm tắt Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình khóa XVI, đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cho biết: Đã có 18/20 chỉ tiêu đạt và vượt so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI, tạo nền tảng để Hòa Bình phát triển nhanh và bền vững trong những năm tới.
Kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân hàng năm đạt 7,59%. Quy mô nền kinh tế được mở rộng, năm 2020, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) gấp 1,65 lần so năm 20. Nhiều lĩnh vực quan trọng có sự chuyển động tích cực.
Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ ,38% năm 20 xuống còn 8,56% vào cuối năm nay, thấp nhất so với các tỉnh miền núi Tây Bắc. Cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực.
Tỉnh đã huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Đã triển khai và đưa vào khai thác nhiều dự án giao thông quan trọng như đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình, cầu Hòa Bình 3, đường liên huyện vùng cao Lạc Sơn - Tân Lạc, đường tỉnh 435, triển khai xây dựng đường kết nối quốc lộ 6 với đường Chi Lăng (TP Hòa Bình), đường kết nối đường Hồ Chí Minh với quốc lộ 12B đi quốc lộ 1, hồ chứa nước Cánh Tạng...
Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên được nâng lên; cải cách hành chính được đẩy mạnh; hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước chuyển biến tích cực. Khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố vững chắc, lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ được nâng cao, tạo thời cơ, vận hội mới cho sự phát triển nhanh, bền vững.
Nghiên cứu, xác định định hướng phát triển với tầm nhìn dài hạn
Phát biểu chỉ đạo Đại hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chúc mừng những thành tựu tỉnh Hòa Bình đã đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua; nêu rõ, Bộ Chính trị cơ bản tán thành với phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ tới của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã nêu trong Báo cáo Chính trị.
:
Chủ tịch Quốc hội: Tỉnh Hòa Bình cần nhận thức và quán triệt sâu sắc hơn nữa về vai trò, tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, đặc biệt trong tình hình hiện nay.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý tỉnh Hòa Bình cần tập trung xây dựng quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021-2030 theo quy định pháp luật về quy hoạch, bảo đảm tiến độ và chất lượng. Đồng thời, tỉnh cần nghiên cứu, xác định định hướng phát triển với tầm nhìn dài hạn nhằm phát huy tối đa lợi thế là cầu nối giữa Vùng Trung du và miền núi phía Bắc với Vùng Đồng bằng sông Hồng, cũng như vị trí nằm trong Vùng Thủ đô có tuyến cao tốc Láng - Hòa Lạc - Hòa Bình.
Ưu tiên nguồn vốn đầu tư các công trình tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho vùng động lực để làm đầu tàu kéo các vùng kinh tế khác cùng phát triển. Tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tập trung nâng cao chỉ số năng lực canh tranh cấp tỉnh, triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Chính phủ.
Tỉnh Hòa Bình cần tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp, khuyến khích áp dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản. Phát triển các loại hình chăn nuôi phù hợp với lợi thế của tỉnh. Chú trọng hơn công tác xây dựng và phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực, đặc trưng của tỉnh, như: cam Cao Phong, bưởi Tân Lạc; có giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm trong nước và tìm kiếm thị trường xuất khẩu.
Triển khai có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm. Gắn phát triển nông nghiệp với du lịch cộng đồng, du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số để giới thiệu và thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm chủ lực, đặc sản của tỉnh; khai thác có hiệu quả tiềm năng Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình. Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của nhân dân để hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, tỉnh cần triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 gắn với xây dựng nông thôn mới để cải thiện chất lượng sống của Nhân dân; quan tâm Vùng CT29. Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc. Tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, đất đai; bảo vệ, cải thiện môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Ngăn chặn và xử lý nghiêm những vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản. Giữ gìn, bảo vệ an ninh nguồn nước và sinh thái cho vùng đồng bằng sông Hồng. Đẩy mạnh hợp tác, chuyển giao khoa học công nghệ.
Cần nhận thức sâu sắc hơn về công tác xây dựng Đảng
Theo Chủ tịch Quốc hội, tỉnh Hòa Bình cần nhận thức và quán triệt sâu sắc hơn nữa về vai trò, tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, đặc biệt trong tình hình hiện nay. Không ngừng xây dựng, củng cố, tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong toàn Đảng bộ. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng, phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất người đứng đầu, chức vụ càng cao thì càng phải gương mẫu.
Tập trung xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, giữ vững kỷ luật, kỷ cương trong tổ chức thực hiện pháp luật, gắn bó mật thiết với nhân dân, có đạo đức, lối sống trong sáng. Dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, lấy kết quả của công việc, sự hài lòng và tín nhiệm của nhân dân làm tiêu chí để đánh giá chất lượng hoạt động của tổ chức bộ máy và chất lượng cán bộ, đảng viên.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa vi phạm; khi đã vi phạm thì phải xử lý nghiêm minh, đồng bộ cả kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính và xử lý bằng pháp luật đối với các cán bộ, đảng viên có vi phạm; chấn chỉnh, xử lý nghiêm cấp ủy, tổ chức đảng có sai phạm, khuyết điểm. Chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của hệ thống dân vận; nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị, đề nghị mỗi đại biểu cần nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, sáng suốt lựa chọn những đồng chí tiêu biểu về phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, phải vừa có Đức, vừa có Tài, trong đó Đức là gốc, “vừa hồng, vừa chuyên”, dám nghĩ, dám làm, có năng lực đổi mới sáng tạo, khả năng đóng góp vào sự lãnh đạo của cấp ủy để bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa mới, với các cơ cấu hợp lý và chọn đúng người.