Phải lấy người dân, doanh nghiệp lm trung tâm cải cách hnh chính
Chính trị - Ngày đăng : 16:23, 02/10/2020
Lãnh đạo Bộ Tư pháp cho biết, ngày 19/5/2020, Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến công bố Chỉ số CCHC năm 2019 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2019. Tại hội nghị này, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương nâng cao chất lượng, hiệu quả CCHC, khắc phục những bất cập, tồn tại. Trên cơ sở đó, Bộ Tư pháp tổ chức Tòa đàm hôm nay nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm về chỉ số cải cách hành chính.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh phát biểu tại buổi tọa đàm
Báo cáo tại buổi tọa đàm, đồng chí Đỗ Xuân Quý, Phó Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp nhắc lại tổng số điểm Chỉ số cải cách hành chính của Bộ Tư pháp năm 2019 là 90.12/100 điểm - xếp thứ 03/17 bộ, đây là năm thứ 2 liên tiếp Bộ Tư pháp duy trì nhóm 3 Bộ dẫn đầu về Chỉ số CCHC cấp bộ.
Về kết quả chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức năm 2019 đối với các dịch vụ công thuộc lĩnh vực tư pháp cấp sở, kết quả chung chỉ số hài lòng chung đối với 02 dịch vụ công lý lịch tư pháp và trợ giúp pháp lý là 83.99% (chỉ số hài lòng chung cả nước là 84.45%), xếp thứ 5 trong 06 Sở thuộc diện đo lường (cao nhất là lĩnh vực giao thông vận tải 88.45%, thấp nhất là lĩnh vực đất đai, môi trường 79.06%) (năm 2018 chỉ số hài lòng đối với 02 dịch vụ công lý lịch tư pháp và trợ giúp pháp lý là 83.08%, xếp thứ 3 trong 06 Sở thuộc diện đo lường).
Tại buổi tọa đàm, đại biểu các Bộ, ngành, Sở Tư pháp Hà Nội, một số đơn vị cũng đã thảo luận, trình bày các tham luận chuyên đề về nội dung trên. Các ý kiến thảo luận tập trung nhằm thực hiện hiệu quả công tác CCHC cũng như nâng cao chỉ số hài lòng đối với các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tư pháp.
Ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Cải cách thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ đánh giá cao kết quả thực hiện CCHC mà Bộ Tư pháp đạt được trong những năm gần đây. Đồng thời lưu ý về vấn đề chuyển đổi số, việc đầu tiên phải thực hiện chính là việc xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng. Bởi theo Nghị quyết 01, tối thiểu 80% hồ sơ công việc (đối với cấp Bộ) xử lý trên môi trường điện tử trừ hồ sơ mật và phải thực hiện việc gửi, nhận văn bản 4 cấp chính quyền trước ngày 30/6/2020 và việc tích hợp tối thiểu 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của từng bộ lên Cổng dịch vụ công quốc gia. Do vậy, các đơn vị mà trực tiếp là người đứng đầu cần rà soát lại xem việc thực hiện các chỉ tiêu này như thế nào bắt đầu từ cấp chuyên viên hành chính.
Việc thực hiện trên môi trường điện tử chính là việc tích hợp, liên thông các hệ thống cơ sở dữ liệu và chia sẻ dữ liệu để người dân, tổ chức không phải đến nhiều cơ quan để giải quyết các TTHC, phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm của công tác CCHC, ông Ngô Hải Phan nhấn mạnh.
Nhất trí với các kiến nghị, đề xuất, giải pháp đưa ra trong Tọa đàm, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cho rằng, để công tác CCHC ngày càng thực chất, hiệu quả, Thứ trưởng mong Bộ Tư pháp tiếp tục nhận được sự phối hợp của Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành có liên quan.
Thứ trưởng cũng đề nghị các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp quán triệt, thực hiện nghiêm kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại Hội nghị công bố Chỉ số CCHC năm 2019; Tiếp tục tập trung thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch CCHC năm 2020 của Bộ; Tập trung hoàn thành, đảm bảo tiến độ và chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật được giao chủ trì soạn thảo; Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác rà soát, đơn giản hóa TTHC, trong đó tập trung lựa chọn những TTHC có đối tượng chịu sự tác động lớn, những vấn đề “nóng”, “bức xúc”, có nhiều phản ánh, bất cập trong quá trình thực hiện...