Hội thảo “Hướng tới hệ thống truyền thng nh nước kiện ton v hiện đại hậu Covid-19"
Đời sống - Ngày đăng : 17:20, 02/10/2020
Hội thảo có sự tham dự của ông Nguyễn Thanh Lâm - Cục trưởng Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Vũ Mạnh Cường - Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông & thi đua khen thưởng Bộ Y tế, TS. Tạ Ngọc Hải – Phó Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước - Bộ Nội vụ, ông Nguyên Chí Dũng - Nguyên TBT Tạp chí Lập pháp, Chủ tịch HĐKH RED, cùng cán bộ truyền thông tại các bộ, ngành ở Trung ương và địa phương; đại diện các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, các cơ sở đào tạo, nghiên cứu vê báo chí/truyên thông, nhà báo từ các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương tại Hà Nội, các doanh nghiệp công nghệ.
Đại biểu trả lời câu hỏi về truyền thông Nhà nước tại hội thảo
Hội thảo là nơi các diễn giả, các chuyên gia về báo chí/truyền thông, chuyên gia công nghệ và chuyên gia quốc tế chia sẻ với các cán bộ truyền thông từ các bộ, ngành, doanh nghiệp, các tổ chức phát triển và báo chí.
Ông Nguyễn Chí Dũng cho hay: “Xu hướng thông tin truyền thông và những nền tảng công nghệ mới cần tạo sự kết nối giữa các bộ phận truyền thông của các cơ quan, bộ, ngành và các đơn vị công nghệ nhằm tối ưu hóa thông tin nhà nước trên mạng xã hội. Viện RED sẽ xây dựng một đề cương nghiên cứu sâu về hệ thống truyền thông Nhà nước trong tình hình mới, phối hợp với các bên liên quan xây dựng một đề án đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực truyền thông cho các bộ, ngành, bao gồm cả kỹ năng truyền thông và các kỹ năng sử dụng công nghệ cho truyền thông”.
Từ những ví dụ từ thực tiễn truyền thông về phòng, chống dịch Covid-19 vừa qua, RED đưa ra nhận định, truyền thông Nhà nước (TTNN) đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc phòng, chống dịch của Việt Nam, được người dân và bạn bè quốc tế ghi nhận là điểm sáng và đánh giá rất cao.
Ông Nguyễn Thanh Lâm phát biểu tại hội thảo
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Thanh Lâm khẳng định: “Tiến tới mô hình TTNN cung cấp thông tin công khai và minh bạch hơn. Chúng ta còn đối mặt với nhiều nguy cơ khác không chỉ là dịch bệnh, như thiên tai, an toàn giao thông, đây là những vấn đề ảnh hưởng tới an toàn tính mạng và sức khỏe con người. Tuyên truyền chống dịch Covid-19 lần này rất nổi bật vì đây là lần đầu tiên không riêng Việt Nam mà cả thế giới đối mặt với đại dịch chưa từng có. Việt Nam với tâm thế sau khi đi qua hai giai đoạn dịch bùng phát đã đúc kết được những kinh nghiệm và bài học, theo đó chúng ta có thể nói về TTNN trong bối cảnh nguy cơ, dịch bệnh một cách chủ động và tự tin hơn”.
Trên cơ sở đó, tại hội thảo này, RED đặt ra vấn đề cần tạo sự kết nối hơn nữa giữa các bộ phận truyền thông của các cơ quan, bộ, ngành và các đơn vị công nghệ nhằm tối ưu hóa thông tin Nhà nước trên mạng xã hội. Đồng thời, hệ thống TTNN cũng cần phải kiện toàn và hiện đại hơn với yêu cầu của cả hệ thống, chứ không đặt trên vai của người phát ngôn, phòng thông tin hay Vụ Truyền thông. Hệ thống này cũng cần đặt ra yêu cầu cao hơn đối với chất lượng nhân lực làm công tác truyền thông, bao gồm cả người cung cấp thông tin và truyền đạt thông tin.
Ngoài ra, hệ thống TTNN cần phải tận dụng được thế mạnh của hạ tầng công nghệ, đẩy mạnh các kênh TTNN trên mạng xã hội nhằm tận dụng và tối ưu hóa việc chuyển tải thông tin công khai, minh bạch, định hướng đầy đủ, kịp thời thông tin chính sách tới người dân.