Chương trình Lương thực Thế giới bất ngờ đạt giải Nobel Ha bình

Chuyển động - Ngày đăng : 19:36, 09/10/2020

Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) đã ginh được giải Nobel Ha bình năm 2020 cho những nỗ lực chống lại nạn đi v cải thiện điều kiện đạt được ha bình ở các khu vực xung đột.

Chương trình Lương thực Thế giới bất ngờ đạt giải Nobel Hòa bình

Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) đã giành được giải Nobel Hòa bình năm 2020. Ảnh minh họa

Thông tin về chủ nhân của giải Nobel Hòa bình năm 2020 đã được Chủ tịch Ủy ban Nobel Nauy Berit Reiss-Andersen công bố tại Viện Nobel ở Oslo.

Bà Reiss-Andersen cho biết, Ủy ban Nobel trao giải Nobel Hòa bình năm 2020 cho WFP vì những nỗ lực của tổ chức này nhằm chống lại nạn đói trên toàn thế giới, cũng như cải thiện các điều kiện hướng tới hòa bình ở các khu vực xung đột. Theo bà, WFP cũng đã hành động “như một động lực trong nỗ lực ngăn chặn việc sử dụng nạn đói như một vũ khí của chiến tranh và xung đột”,

“Với giải thưởng năm nay, Ủy ban muốn thu hút sự chú ý của thế giới đến hàng triệu người đang thiếu đói. Chương trình Lương thực Thế giới đóng vai trò then chốt trong hợp tác đa phương nhằm biến an ninh lương thực trở thành công cụ hòa bình. Chương trình đã có những đóng góp lớn trong việc thống nhất các nước LHQ nhằm chống lại thực tế rằng nạn đói được sử dụng như một vũ khí của chiến tranh và xung đột”, thông báo của Ủy ban Nobel Nauy nêu rõ.

Giải thưởng cũng là lời kêu gọi cộng đồng quốc tế tài trợ đầy đủ cho cơ quan của Liên hợp quốc và đảm bảo người dân không bị chết đói, bà Reiss-Andersen nhấn mạnh.

Bà Reiss-Andersen cho biết thêm, WFP là một tổ chức rất quan trọng của Liên hợp quốc. Liên hợp quốc đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nhân quyền; và “ lương thực là một trong những nhu cầu cơ bản nhất của chúng ta ”, bà nói.

Năm nay, 211 cá nhân và 107 tổ chức được đề cử giải Nobel Hòa bình, trong đó có Tổng thống Mỹ Donald Trump và ứng viên Tổng thống Joe Biden.

Năm 2019, giải Nobel Hòa bình được trao cho Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali "vì những nỗ lực của ông nhằm đạt được hòa bình và hợp tác quốc tế, đặc biệt là những sáng kiến ​​quyết định nhằm giải quyết xung đột biên giới với nước láng giềng Eritrea".

Trước đó, chiều 8/10 (theo giờ Hà Nội), Viện Hàn lâm Thụy Điển đã công bố quyết định trao Giải Nobel Văn học năm 2020 cho nhà thơ người Mỹ Louise Gluck.

Ngày 7/10, Ủy ban Nobel đã trao Giải Nobel Hóa học năm 2020 cho hai nhà khoa học Emmanuelle Charpentier (người Pháp) và Jenifer A.Doudna (người Mỹ). Những nghiên cứu của hai nhà khoa học này đã có công tìm ra phương thức, kỹ thuật chỉnh sửa gen được gọi là CRISPR Cas9 DNA. Tại lễ công bố, đại diện Ủy ban Giải Nobel đánh giá nghiên cứu này đã "viết lại mật mã của sự sống".

Bạch Dương