Tăng cường tính minh bạch trong sử dụng vốn ODA

Chính trị - Ngày đăng : 22:57, 31/07/2014

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ký Quyết định phê duyệt kế hoạch hnh động cải thiện tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA v vốn vay ưu đãi thời kỳ 2014 -20.

Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện tình hình giải ngân vốn ODA.

Thành tựu sau 20 năm

Trải qua 20 năm đồng hành trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội đất nước, quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam với các nhà tài trợ (NTT) không ngừng được củng cố và phát triển. Hiện ở Việt Nam có hơn 50 nhà tài trợ song phương và đa phương đang hoạt động. Qua 20 Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG) hàng năm, tổng giá trị vốn ODA cam kết của các nhà tài trợ đạt 78,195 tỷ USD. Sự ủng hộ to lớn nói trên cho thấy, cộng đồng quốc tế luôn đồng tình và cổ vũ mạnh mẽ công cuộc đổi mới và chính sách phát triển đúng đắn của Chính phủ Việt Nam, thể hiện sự tin tưởng của các nhà tài trợ vào hiệu quả tiếp nhận và sử dụng vốn ODA của Việt Nam.

Bên cạnh những kết quả tích cực, chúng ta cũng thấy rằng, quá trình quản lý, sử dụng ODA ở Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế. Ðó là năng lực hấp thu viện trợ quốc gia chưa cao, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn ODA còn chậm so với kế hoạch, thủ tục trong nước vẫn còn phức tạp, khác biệt với quy định của các nhà tài trợ quốc tế...

Nhận thức rõ việc thực hiện các chương trình, dự án ODA có ý nghĩa quan trọng, dưới sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện tình hình giải ngân vốn ODA. Những năm qua, giải ngân của một số nhà tài trợ lớn (Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới (WB)) đã có tiến bộ vượt bậc. Tỷ lệ giải ngân của Nhật Bản tại Việt Nam năm 2011 đứng thứ nhì và năm 2012 đứng thứ nhất thế giới; tỷ lệ giải ngân của WB tại Việt Nam tăng từ 13% năm 2011 lên 19% năm 2012.

Tăng cường tính minh bạch trong sử dụng vốn ODA

Công trình giao thông xây dựng bằng nguồn vốn ODA

Trong bối cảnh mới, khi Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình thấp, yêu cầu về đối thoại chính sách giữa Chính phủ Việt Nam và các NTT phải sâu hơn về nội dung, rộng hơn về phạm vi tham gia của các bên vào quá trình phát triển và kết quả đối thoại cần được theo dõi và triển khai trong đời sống thực tế. Ðể đáp ứng yêu cầu này, cuối năm 2012, Chính phủ Việt Nam và các NTT thống nhất thay đổi phương thức và cách thức tổ chức các Hội nghị CG.

Theo đó, từ năm 2013, hai bên cải tiến CG thành Diễn đàn Ðối tác phát triển Việt Nam thường niên (VPDF) để tập trung nhiều hơn cho đối thoại về các chính sách phát triển. Các NTT sẽ không đưa cam kết vốn ODA và vốn vay ưu đãi như trước đây vì trong bối cảnh phát triển mới của Việt Nam, các bên quan tâm đến kết quả đầu ra hơn là việc huy động các nguồn lực đầu vào, đồng thời, xuất phát từ thực tế đó, các NTT có thể đưa ra cam kết bất cứ thời điểm nào trong năm. Ðiều này sẽ có lợi cho sự phát triển quan hệ hợp tác phát triển hiệu quả giữa Việt Nam và các NTT trong bối cảnh mới.

Bảo đảm nguồn lực đối ứng cho các dự án ODA

Tại Hội nghị kỷ niệm 20 năm quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng khẳng định, trong giai đoạn mới, Chính phủ coi trọng vấn đề bảo đảm nguồn lực đối ứng cho các dự án sử dụng vốn ODA một cách kịp thời, phù hợp, là sự thể hiện nỗ lực và trách nhiệm cao của Việt Nam trong quan hệ đối tác hợp tác phát triển. Thủ tướng cũng cam kết mạnh mẽ rằng, Việt Nam luôn trân trọng và quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn ODA của cộng đồng quốc tế.

Giám đốc Ðiều hành WB Sri Mulyani Indrawati cho rằng, để có thể phát huy hiệu quả các nguồn hỗ trợ của nhóm WB, Chính phủ Việt Nam cần thúc đẩy nhanh hơn nữa tiến độ giải ngân nguồn tài trợ, coi đây là trọng tâm thời gian tới. Theo Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam Victoria Kwa Kwa: nguồn vốn ODA chưa được giải ngân còn rất lớn, nếu Việt Nam giải ngân được khoảng ba đến bốn tỷ USD/năm vốn ODA cam kết thì cũng bảo đảm nguồn ODA trong vòng bốn đến sáu năm tới. Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn được nhận tài chính ưu đãi từ WB trong khuôn khổ IDA 17.

Như vậy, Việt Nam có đủ thời gian để chuyển đổi một cách nhịp nhàng sang việc sử dụng nhiều hơn những nguồn tài chính khác bên cạnh ODA truyền thống. Bà Kwa Kwa khuyến nghị: Việt Nam cũng cần xây dựng năng lực để sử dụng tối đa các nguồn tài chính khác mà không làm ảnh hưởng đến bền vững nợ và ổn định kinh tế vĩ mô. Tăng cường hệ thống tài chính trong nước, bao gồm việc xây dựng thị trường tài chính nội địa và cải thiện khả năng sẵn sàng tiếp cận nguồn tài chính quốc tế với mức giá chấp nhận được là một phần quan trọng trong kế hoạch này.

Thực tế quá trình hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ, chúng ta đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm phong phú, có giá trị cho giai đoạn tiếp theo, đó là: phát huy vai trò làm chủ các mục tiêu phát triển của quốc gia, ngành và địa phương; phải có nguồn lực đối ứng, kể cả nguồn tài chính và nguồn vốn nhân lực có chất lượng; sự nhận thức đầy đủ về bản chất nguồn vốn ODA, năng lực con người nắm bắt chủ trương, chính sách và những ưu tiên phát triển của quốc gia, ngành và địa phương.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và thể chế về ODA

Theo Kế hoạch hành động cải thiện tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi thời kỳ 2014 – 20, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng Đề án định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn ODA và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ thời kỳ 2016 – 2020; rà soát, phân kỳ đầu tư đối với chương trình, dự án đang triển khai và dự kiến sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ để đảm bảo trong giới hạn trần nợ công, nợ Chính phủ đã được Quốc hội phê chuẩn, trình Chính phủ vào quý IV/20.

Thủ tướng Chính phủ cũng giao các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện khung khổ pháp lý và thể chế về ODA và vốn vay ưu đãi; nâng cao chất lượng văn kiện chương trình, dự án và đảm bảo đúng tiến độ đàm phán ký kết điều ước quốc tế; tăng cường năng lực quản lý tổ chức thực hiện dự án; nâng cao trách nhiệm của các cấp trong việc xử lý khó khăn, vướng mắc; tăng cường tính minh bạch, chống tham nhũng; đẩy mạnh công tác giám sát và đánh giá. Kế hoạch cũng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng Thông tư hướng dẫn về quy trình giải phóng mặt bằng; các Bộ liên quan phối hợp với các nhà tài trợ tiến hành rà soát toàn bộ các chương trình, dự án, các gói thầu và đề xuất quy trình, giải pháp cụ thể đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong công tác quản lý dự án. 

PV