Người đi bộ c thể bị xử lý hình sự nếu vi phạm quy định về an ton giao thng
Ta án - Ngày đăng : 19:26, 12/12/2018
Điều 260 BLHS 20 về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ quy định, người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp: Làm chết 1 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 1 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 2 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31- 60%; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 3 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61-121%; Gây thiệt hại về tài sản từ 100-dưới 500 triệu đồng thì bị phạt tiền từ 30-100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1-5 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Không có giấy phép lái xe theo quy định; Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng; Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; Làm chết 2 người…thì bị phạt tù từ 3- 10 năm.
Như vậy, quy định này không còn bó hẹp trong phạm vi những người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ, mà còn được mở rộng ra người tham gia giao thông đường bộ, bao gồm cả người đi bộ.
Theo đó, nếu người đi bộ băng qua đường (là nguyên nhân chính) dẫn đến tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng theo khoản 3, Điều 260 của BLHS 20 thì cũng đối diện với nguy cơ bị phạt tù ở khung cao nhất là năm tù giam.
Người đi bộ băng qua đường, bất chấp nguy hiểm
Trước đó, Điều 202 BLHS 1999 quy định tội phạm này với tên gọi tội "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ". Tức chỉ những người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Trong khi đó, khoản 22 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định "Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ". Nếu áp dụng Điều 202 của BLHS 1999 thì không thể xử lý trách nhiệm hình sự đối với "người sử dụng phương tiện tham gia GTĐB; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ" dù họ cũng tham gia giao thông và gây thiệt hại đến tính mạng, gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe, gây thiệt hại về tài sản của người khác.
Điều 260 BLHS năm 20 đã sửa đổi tên điều luật theo hướng bao quát hơn, phản ánh đúng phạm vi và đối tượng điều chỉnh của điều luật. Cụ thể, người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về đảm bảo an toàn giao thông thì đều có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự về tội này.
Trong thực tiễn áp dụng BLHS 1999 và sửa đổi 2003; 2009, việc xử lý hình sự người đi bộ khi tham gia giao thông rất ít. Đa số bị xử lý về tội " Cản trở giao thông đường bộ" theo Điều 203. Trong khi đó, tình trạng người đi bộ khi tham gia giao thông không tuân thủ đúng, đầy đủ các quy định, quy tắc an toàn giao thông đường bộ là thường xuyên xảy ra.
"Việc thay đổi thuật ngữ pháp lý từ người điều khiển phương tiện giao thông (BLHS 1999) sang thuật ngữ "người tham gia giao thông" (BLHS 20) đã phần nào tạo ra vị thế cân bằng và bình đẳng trong việc xử lý vi phạm các chủ thể khi tham gia giao thông. Đồng thời, với quy định như thế thì việc xử lý các vi phạm của người đi bộ là phù hợp hơn và cụ thể hơn so với bộ luật cũ.
Có thể nói, việc áp dụng luật mới xử lý hình sự đối với những người đi bộ vi phạm luật giao thông gây hậu quả nghiêm trọng là một việc cần thiết, tuy nhiên để áp dụng chế tài này còn nhiều ý kiến băn khoăn. Việc xử lý này còn phải phụ thuộc vào nhiều vấn đề. Từ thực tế một số địa bàn của Việt Nam có thể thấy rõ ngoài mặt địa hình thì ý thức của người đi bộ vẫn còn thấp.
Hầu hết những người vi phạm khi được hỏi đều biết việc làm của mình là vi phạm pháp luật, mất an toàn giao thông nhưng chỉ vì nhanh, vì tiện mà họ vẫn bất chấp nguy hiểm, sẵn sàng đánh cược cả tính mạng để sang đường. Cũng chính từ việc liều mình như vậy, không ít vụ tai nạn giao thông đã xảy ra do người đi bộ chưa chấp hành luật an toàn giao thông.
Trước đó, một nữ sinh viên tại tỉnh Hưng Yên đã bị TAND huyện Mỹ Hào tuyên phạt 9 tháng tù giam, 18 tháng thử thách về hành vi cản trở giao thông đường bộ. Nữ sinh này đã trèo qua hàng rào phân cách để sang đường, khiến một chiếc xe máy không kịp xử lý và người điều khiển xe máy đâm vào lề đường, tử vong.
Bên cạnh đó, thực tế cho thấy, việc xử lý người đi bộ vi phạm trật tự an toàn giao thông vẫn còn nhiều chỗ chưa thật sự hợp tình bởi nhiều khi chính bản thân người đi bộ muốn chấp hành đúng luật cũng khó. Nguyên nhân chính là do hiện nay không ít tuyến phố trên địa bàn Hà Nội, phần vỉa hè dành cho người đi bộ đang bị tái lấn chiếm, buộc lòng phải đi xuống lòng đường dù biết trước nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Theo các chuyên gia, trước tình trạng người đi bộ cản trở giao thông, không chấp hành luật lệ diễn ra khá phổ biến, việc tăng chế tài để xử phạt hành vi này, ngăn chặn vi phạm là cần thiết. Đối với việc xử phạt người đi bộ khi gây tai nạn, nếu trường hợp người đi bộ vi phạm ở những tuyến đường cấm người đi bộ thì hành vi đã quá rõ ràng, trách nhiệm của người đi bộ trong vụ tai nạn là đã được thấy rõ. Tuy nhiên, nếu người đi bộ liên quan đến một vụ tai nạn giao thông ở đường hỗn hợp, có nhiều phương tiện cùng tham gia tại thời điểm xảy ra tai nạn, thì quá trình điều tra các cơ quan chức năng cần xác định rõ lỗi chính trong vụ việc có phải do người đi bộ hay không. Việc xác định lỗi của người đi bộ trong các trường hợp giao thông hỗn hợp là khá phức tạp, lỗi của người đi bộ có phải là nguyên nhân chính gây ra hậu quả nghiêm trọng hay không, từ đó mới có căn cứ để buộc tội.