Bản sắc văn hoá dân tộc l vấn đề sống cn của mỗi quốc gia

Chính trị - Ngày đăng : 10:55, 22/08/2014

Chính phủ vừa đưa ra dự thảo Chiến lược phát triển văn ha đối ngoại đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm đẩy mạnh hoạt động văn ha đối ngoại, xây dựng nền văn ha v con người Việt Nam phát triển ton diện...

Biến văn hóa thành sức mạnh nội sinh, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Cơ hội và thách thức

Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Để xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, đòi hỏi phải chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, làm giàu có thêm văn hóa dân tộc, quảng bá hình ảnh Việt Nam, mở rộng ảnh hưởng, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Gần ba mươi năm thực hiện chính sách đổi mới, tập trung cao độ là giai đoạn từ 1998 đến nay, hoạt động văn hóa đối ngoại đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, thể hiện sự biến đổi về cả số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên, trong thời gian qua, đặc biệt từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, hòa nhập với cộng đồng thế giới, mặc dù đã đạt được những thành quả to lớn được ghi nhận, nhưng so với yêu cầu của công cuộc hội nhập và sự nghiệp phát triển đất nước, các hoạt động văn hoá đối ngoại của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

Bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia

Ca trù Việt Nam ghi danh trong Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp

Trong bối cảnh quốc tế hiện nay xu thế hoà bình, ổn định, độc lập, hợp tác để phát triển là xu thế chung. Trong đó, xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng trên toàn thế giới. Đối với toàn cầu hóa, văn hóa là lĩnh vực dễ nhận thấy nhất và đang diễn ra hàng ngày trên khắp thế giới. Ưu thế thuộc về các nền văn hóa lớn, các quốc gia có tiềm lực kinh tế. Đó là các hiện tượng văn hóa có sức cuốn hút mãnh liệt, có tính phổ cập cao, đáp ứng được nhu cầu cấp thiết và thường nhật của con người.

Hiện nay, “sức mạnh mềm”, “quyền lực mềm” đang là nhân tố cơ bản để nâng cao sức cạnh tranh quốc gia cũng như để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của một nước trong khu vực và trên thế giới. Sức mạnh mềm hay quyền lực mềm được thể hiện ở sức thu hút, hấp dẫn, lan tỏa từ các giá trị văn hóa của quốc gia đó, bao gồm các giá trị vật chất (hay giá trị tự nhiên, như phong cảnh, tài nguyên, môi trường…), giá trị tinh thần (hay giá trị nhân văn, như văn hóa, đạo đức, tôn giáo…) và giá trị con người (phẩm chất và năng lực của người dân, đặc biệt là vai trò của các vĩ nhân, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa tiêu biểu của đất nước…).

Văn hóa ngày càng được coi trọng, gắn văn hóa với phát triển, coi văn hóa là động lực, là nhân tố tạo điều kiện cho phát triển bền vững. Phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo đang là xu thế của nền kinh tế thế giới và là ưu tiên trong chính sách phát triển của nhiều nước trong thời đại kinh tế tri thức.

Các quốc gia ngày càng đề cao tính đặc thù, bản sắc văn hoá dân tộc, coi trọng việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống, đấu tranh chống khuynh hướng đồng hoá về văn hoá; đồng thời chọn lọc tiếp thu các giá trị tinh hoa văn hoá của nhân loại. Bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề trọng đại, sống còn của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, văn hoá là một lĩnh vực dễ bị tổn thương, trong đó bản sắc văn hoá, văn hoá truyền thống dễ bị tổn thương hơn cả. Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc với tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại sẽ làm phong phú cho văn hoá đất nước, thúc đẩy văn hoá-xã hội phát triển.

Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn về văn hóa đối ngoại, bên cạnh đó là nhiều thách thức. Tác động của toàn cầu hóa thúc đẩy giao lưu kinh tế từ bên ngoài, nước có kinh tế mạnh sẽ kéo theo ảnh hưởng văn hóa của nước họ vào Việt Nam và lan tỏa rất nhanh. Do định hướng giá trị và chuẩn mực văn hóa giữa các nước có khác nhau bởi điều kiện địa lý, kinh tế, lịch sử... khác nhau nên khi các sản phẩm văn hóa du nhập vào một nước khác thường được tiếp nhận dưới một lăng kính khác, khiến giá trị đích thực của nó thường không được nguyên vẹn. Mặt khác, xu hướng tiếp nhận văn hóa bên ngoài nếu quá mạnh lại diễn ra trong thế bị động sẽ chứa đựng nguy cơ làm suy yếu các giá trị văn hóa truyền thống, và bị “ngoại lai”. Tính chất đa dạng phong phú của các nền văn hóa dân tộc có nguy cơ bị thay thế bằng một nền văn hóa "đồng dạng", tạo ra sự đồng nhất, nghèo nàn về văn hóa

Mục tiêu chung của Chiến lược

Đẩy mạnh hoạt động văn hóa đối ngoại nhằm xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, biến văn hóa thành sức mạnh nội sinh, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước, góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Quảng bá các giá trị văn hóa của dân tộc ra thế giới, làm cho thế giới hiểu biết hơn về đất nước, con người, văn hóa Việt Nam, tạo dựng lòng tin và sự yêu mến đối với Việt Nam, từ đó, tạo thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm văn hóa Việt Nam và mở đường cho việc triển khai quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực khác. Tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, làm phong phú và sâu sắc thêm những giá trị văn hóa truyền thống, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.

 Nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2020 được xác định là mở rộng giao lưu, hợp tác văn hóa với các quốc gia, các vùng lãnh thổ trên thế giới phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 của đất nước.

Trong giai đoạn đến năm 2020, các nhiệm vụ này sẽ được ưu tiên triển khai tại các địa bàn trọng điểm như: nhóm địa bàn có quan hệ truyền thống lâu đời và có gần gũi về địa lý như Trung Quốc, Lào, Campuchia..., nhóm địa bàn thuộc khối ASEAN và các nước đối tác chiến lược ở châu Á, Châu Âu, Bắc Mỹ. Chuẩn bị phát triển các hoạt động tại các địa bàn Nam Mỹ, Châu Phi và Trung Đông.

Bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia

Quan họ Bắc Ninh đã được UNESCO công bố là Di sản văn hóa phi vật thể Đại diện của nhân loại 

Tầm nhìn đến năm 2030 được xác định là đưa các quan hệ quốc tế về văn hoá đã được thiết lập đi vào chiều sâu, chủ động, ổn định. Mở rộng quan hệ với các quốc gia, các vùng lãnh thổ, các tổ chức văn hoá quốc tế, các tập đoàn kinh tế, các cơ quan văn hóa trong khu vực và trên thế giới, hướng đến triển khai các chương trình hợp tác thực chất, hiệu quả.

Giai đoạn từ năm 2030 sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động ở các địa bàn trên và tăng cường các hoạt động ở các khu vực Nam Mỹ, Châu Phi và Trung Đông, những địa bàn có khoảng cách địa lý xa.

Những giải pháp chiến lược

Trước hết là về chính sách. Hoàn thiện các chính sách nhằm nâng cao nhận thức, ý thức của toàn dân, toàn hệ thống chính trị về công tác văn hóa đối ngoại để toàn dân, toàn hệ thống chính trị có một cái nhìn toàn diện, đúng đắn và tích cực về việc thực hiện văn hóa đối ngoại tại các cấp.

Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, tài trợ cho công tác giao lưu, hợp tác về văn hóa nghệ thuật của Việt Nam, các nghệ sỹ và đơn vị nghệ thuật ngoài công lập có nguồn tài trợ để tham gia giao lưu quốc tế.

Xây dựng hệ thống chính sách tạo điều kiện cho văn nghệ sỹ trí thức người Việt Nam ở nước ngoài có sáng tác về chủ đề Việt Nam. Xây dựng chính sách tài chính đối với hoạt động văn hoá nghệ thuật, hợp tác quốc tế về văn hoá nghệ thuật. Chính sách xã hội hóa các hoạt động văn hóa đối ngoại cần được cụ thể hóa cùng với những ưu tiên về thuế.

Bên cạnh đó là các giải pháp về quảng bá, truyền thông và các giải pháp về đào tạo nguồn lực. Giải pháp về tổ chức cũng được đề ra một cách cụ thể.  

Phát triển hệ thống các Trung tâm Văn hoá Việt Nam ở nước ngoài tại các địa bàn trọng điểm trên thế giới. Các Trung tâm là “ngôi nhà chung” để quảng bá văn hoá, hình ảnh đất nước con người Việt Nam, kết nối cộng đồng quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài. Cụ thể là đến năm 20 hoàn thiện việc xây dựng mới Trung tâm Văn hoá Việt Nam tại Lào; hoàn thiện việc cải tạo Trung tâm Văn hoá Việt Nam tại Pháp.

Từ 20 đến 2020 triển khai các Dự án đầu tư thực hiện Quyết định 602/QĐ-TTg ngày 12 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng các Trung tâm văn hoá Việt Nam tại Campuchia, Liên bang Nga, Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Từ năm 2020 – 2030 thì từ kinh nghiệm thu được, tiếp tục phát triển mô hình các Trung tâm Văn hoá tại các địa bàn trọng điểm trên thế giới theo yêu cầu đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong tình hình mới.

Về giải pháp về nguồn lực tài chính, tạo điều kiện và khuyến khích để các tổ chức phi chính phủ, các hội, các doanh nghiệp và xã hội dân sự cũng tham gia vào các hoạt động văn hóa đối ngoại nhằm đa dạng hoá các nguồn lực vật chất cho các hoạt động. Nhà nước tăng đầu tư ngân sách cho các hoạt động văn hoá đối ngoại. 

Đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, gắn kết các hoạt động văn hoá đối ngoại với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Hơn bốn triệu kiều bào sẽ là những sứ giả văn hóa một khi khơi dậy được lòng tự hòa, tự tôn dân tộc trong các thế hệ người Việt ở nước ngoài.

Trần Đức