Số ca nhiễm Covid -19 tại Đng Nam Á khng ngừng tăng
Thế giới - Ngày đăng : 21:06, 18/03/2020
Theo Reuters đây là mức tăng số ca nhiễm virus cao nhất tính trong 1 ngày ở Indonesia.
Phát biểu họp báo, ông Achmad Yurianto - một quan chức Bộ Y tế Indonesia cho hay số ca tử vong do nhiễm virus SARS-CoV-2 đã tăng lên 19 người, được ghi nhận tại 7 tỉnh khác nhau. Ngoài ra, có 11 bệnh nhân đã phục hồi.
Trong một diễn biến liên quan, Bộ Y tế Philippines thông báo nước này đã ghi nhận thêm 3 ca tử vong do mắc COVID-19, nâng tổng số ca tử vong trên cả nước lên 17 người.
Malaysia cũng đã ghi nhận thêm 117 ca nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, nâng tổng số ca mắc tại nước này lên thành 790 người.
Bộ Y tế Malaysia cho biết 80 ca nhiễm SARS-CoV-2 mới có liên quan tới buổi tụ tập của 16.000 người tại một đền thờ Hồi giáo gần thủ đô Kuala Lumpur.
Theo thông tin từ Bộ Y tế Thái Lan phát đi sáng 18/3 cho biết nước này đã chuẩn bị 400 giường bệnh tại riêng thủ đô Bangkok để đối phó với dịch viêm đường hô hấp cấp (covid -19) đang có chiều hướng gia tăng.
Cục trưởng Cục Dịch vụ y tế của Thái Lan, bác sĩ Somsak Akhasip cho hay người dân nước này không phải lo lắng về việc thiếu giường bệnh khi dịch đang bùng phát mạnh. Thái Lan có một nguồn cung cấp thiết bị y tế dồi dào và sẵn sàng đáp ứng cho bệnh nhân kể cả ở mức độ khủng hoảng.
Du khách phải thực hiện khai báo y tế tại Thái Lan (ảnh minh họa)
Theo Bộ Y tế Thái Lan, “mức độ khủng hoảng” sẽ xảy ra nếu số lượng bệnh nhân nhiễm vượt quá 1.000 ca mỗi ngày. Nguồn lực về thiết bị y tế của nước này ước tính sẽ đủ cho 4.000 bệnh nhân. Ngoài ra, Thái Lan cũng đang nỗ lực xây dựng các bệnh viện dã chiến tại các nhà thi đấu thể thao, các căn hộ và khách sạn. Đây sẽ là những nơi để điều trị cho bệnh nhân phục hồi sau 48 giờ nằm viện. Tổng thời gian điều trị trung bình cho các trường hợp mắc Covid-19 tại Thái Lan vào khoảng 20 ngày.
Các trường hợp tăng nhanh chóng tại Đông Nam Á trong những ngày gần đây làm gia tăng lo ngại về hệ thống chăm sóc sức khỏe y tế cộng đồng yếu tại một số quốc gia khu vực sẽ khó có thể đối phó với một đợt dịch bùng phát lớn. Tiến sĩ Poonam Khetrapal Singh, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của WHO nhấn mạnh, các nước khu vực cần phải tăng cường ngay lập tức mọi nỗ lực nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây nhiễm. Điều quan trọng là phải tiếp tục các nỗ lực phát hiện, xét nghiệm, điều trị, cô lập và theo dõi những người từng tiếp xúc với người mắc bệnh.
Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á gần đây làm gia tăng nghi ngờ về giả thuyết rằng thời tiết ấm có thể ngăn chặn dịch Covid-19. Trước đó có một số nhận định rằng số trường hợp nhiễm thấp tại các nước Đông Nam Á thời gian qua có thể liên quan đến thời tiết ấm hơn, mang lại hi vọng cho châu Âu và Mỹ đang bước vào mùa xuân. Tuy nhiên, Giáo sư Tikki Pangestu tại Singapore cho rằng, thuyết nhiệt độ và theo mùa thực sự không đúng với những gì diễn ra ở Đông Nam Á. Hy vọng về thời tiết ấm hơn tại châu Âu hay Mỹ có thể giết virus có thể không xảy ra trong thực tế.