Bộ Cng thương: Đẩy mạnh kết nối với doanh nghiệp FDI

Doanh nghiệp - Doanh nhân - Ngày đăng : :54, 26/10/2020

Bộ Cng thương cho biết thời gian tới sẽ quan tâm v chú trọng hơn trong việc kết nối giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước.

Theo số liệu từ Bộ Công thương, năm 2020, dù bức tranh chung của nền kinh tế thế giới tụt giảm mạnh do dịch Covid-19, xuất khẩu của các nước trong khu vực đều giảm so với năm trước nhưng xuất khẩu của nước ta vẫn đạt được mức tăng trưởng dương, kim ngạch xuất khẩu 9 tháng của năm 2020 đạt 202,4 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2019.

Đáng chú ý, kể từ năm 2019, xuất khẩu doanh nghiệp trong nước đã tăng mạnh, trong khi khu vực FDI tăng chậm hoặc giảm, nên tỷ trọng giá trị xuất khẩu khu vực FDI đã giảm dần.

fdi-dn.jpg
Bộ Công thương sẽ đẩy mạnh kết nối doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI

Trong 9 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 131,1 tỷ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2019, còn chiếm 65% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Kim ngạch xuất khẩu của khu vực 100% vốn trong nước năm 2019 đạt 82,96 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2018, cao hơn nhiều so với mức tăng 4,2% của khu vực FDI. 9 tháng năm 2020, xuất khẩu của khu vực này tăng 19,5%, trong khi đó xuất khẩu của khu vực FDI giảm 2,8%.

Có được các kết quả đó, cùng với những nỗ lực trong việc xây dựng và ban hành khung khổ pháp lý trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đầy đủ, đồng thời minh bạch, đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến, tạo thuận lợi hóa thương mại phải kể đến vai trò của công tác phát triển thị trường đạt nhiều kết quả.

Cụ thể, Việt Nam đã tham gia đàm phán và ký kết 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có 13 FTA đã ký kết và đi vào hiệu lực. Các FTA mở rộng cửa cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập các thị trường đối tác quan trọng, là cơ hội kết nối và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu.

Bộ Công thương cho biết thời gian tới sẽ quan tâm và chú trọng hơn trong việc kết nối giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước, đưa doanh nghiệp trong nước tham gia nhiều hơn, sâu hơn vào chuỗi giá trị cho doanh nghiệp FDI tạo ra. Theo đó, sẽ tập trung vào một số hướng giải pháp, như: Hoàn thiện thể chế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp FDI sở hữu các dây chuyền, sản phẩm công nghệ cao, có giá trị cao đến đầu tư ở Việt Nam; chú trọng phát huy tác động lan tỏa của các doanh nghiệp FDI đối với sản xuất trong nước.

Cùng với đó, khuyến khích doanh nghiệp FDI lớn liên doanh, liên kết, phát triển công nghiệp hỗ trợ, tăng tỷ lệ nội địa hóa thông qua các nhà cung cấp trong nước; chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản trị hiện đại cho doanh nghiệp trong nước thông qua các dự án liên doanh, liên kết trong một số ngành, lĩnh vực quan trọng. Bên cạnh đó, chỉ đạo hệ thống các trường đại học, cao đẳng trực thuộc đổi mới công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

T.Nhi