Tự ho v phát huy truyền thống 75 năm xây dựng, phát triển của hệ thống TAND
Tiêu điểm - Ngày đăng : 11:09, 27/10/2020
Nhìn lại chặng đường 75 năm xây dựng và phát triển
“Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” - Hiến pháp 2013, tại khoản 1 Điều 102, đã quy định. Đây là cơ sở pháp lý để ngày /11/2014, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII đã thông qua Luật Tổ chức TAND .
Theo Luật Tổ chức TAND năm 2014, TAND gồm có TANDTC (Hội đồng Thẩm phán TANDTC; 14 đơn vị giúp việc trực thuộc TANDTC; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng - Học viện Tòa án); 03 TAND cấp cao tại (Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh); 63 đơn vị TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; 710 đơn vị TAND cấp huyện, quận, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; các Tòa án quân sự: Tòa án quân sự trung ương, 09 Tòa án quân sự quân khu, 10 Tòa án quân sự khu vực.
Trải qua 75 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Ban cán sự đảng, lãnh đạo TANDTC luôn quán triệt và thực hiện nghiêm túc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Các tập thể, cá nhân trong hệ thống TAND đã luôn cố gắng vượt qua mọi khó khăn phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị mà Đảng và n hân dân giao phó. Thấm nhuần tinh thần thi đua yêu nước của chủ tịch Hồ Chí Minh “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất” , TAND đã phát động phong trào thi đua xuyên suốt “Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư” với phương châm “Gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân” và đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống của đội ngũ Thẩm phán, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động TAND các cấp” cùng với cuộc vận động “Trách nhiệm, kỷ cương, chất lượng, vì công lý”. Đây là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của hệ thống TAND, khơi dậy tinh thần quyết tâm phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, vì công lý. TAND đã đề ra chiến lược tập trung thực hiện 14 giải pháp đột phá nhằm đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng xét xử, giải quyết các vụ án, tăng cường công tác giáo dục bản lĩnh chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống, và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức TAND các cấp. Với sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trung ương và sự quan tâm phối hợp giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương; sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo TAND các cấp cùng với sự nỗ lực của từng cán bộ, công chức, người lao động trong hệ thống TAND trong những năm qua, TAND đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao.
Từ năm 2010 đến nay, TAND các cấp đã giải quyết, xét xử 3.805.194 vụ việc các loại trong tổng số 3.961.571 vụ việc đã thụ lý, chiếm tỉ lệ 96%. Riêng năm 2019, các Tòa án đã giải quyết 500.361 vụ việc các loại trong tổng số 625.979 vụ việc đã thụ lý chiếm tỉ lệ 80%. So với cùng kỳ năm 2018, số án thụ lý năm 2019 tăng 69.141 vụ việc (12,4%); số án giải quyết tăng 58.808 vụ việc (13,3%). Công tác xét xử những năm qua đều đảm bảo theo chỉ tiêu Quốc hội đề ra, các Tòa án có tỉ lệ giải quyết các vụ việc đạt cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo trong thời hạn luật định, quá trình tố tụng, tranh tụng đảm bảo đúng tinh thần cải cách tư pháp.
Để nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa TAND đã phối hợp với VKSND cùng cấp tổ chức hàng nghìn “Phiên tòa rút kinh nghiệm”, thông qua việc tổ chức các phiên tòa này đã giúp cho các Thẩm phán, Kiểm sát viên, Thư ký tích lũy kinh nghiệm thực tiễn, tổ chức ch ấn chỉnh, rút kinh nghiệm kịp thời những sai sót trong quá trình xét xử. Các Hội đồng xét xử đã chú trọng việc tranh tụng tại phiên tòa, không hạn chế quyền tranh tụng giữa các bên tham gia, đảm bảo quyền của những người tham gia tố tụng, tham gia phiên tòa, chú trọng, khuyến khích hơn nữa việc hòa giải, đối thoại thành công... Từ đó các phán quyết của Tòa án đảm bảo đúng quy định của pháp luật, hợp lòng dân, dễ thi hành, chất lượng xét xử ngày càng nâng cao, những sai sót trước đây đã từng bước được khắc phục.
Hệ thống TAND đã góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước
Trong những năm qua, TAND đã xét xử một số vụ đại án đặc biệt là nhóm tội phạm liên quan chức vụ quyền hạn được dư luận quan tâm như vụ án Đinh La Thăng và đồng bọn phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản”; Vụ án Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản”; vụ án Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa, Nguyễn Văn Dương và đồng phạm phạm tội “Đánh bạc”...
Đối với án dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại và án hành chính công tác hòa giải , đối thoại được ưu tiên, TAND đã tổ chức thí điểm trung tâm hòa giải tại thành phố Hải Phòng từ tháng 3/2018, đến nay đã mở rộng ra 16 tỉnh thành, kết quả sau gần 10 tháng triển khai thực hiện mục tiêu hòa giải, đối thoại thành được 36.985 vụ việc, trên tổng số 47.493 vụ việc, đạt tỉ lệ 78,08 %. Số vụ việc hòa giải, đối thoại thành công đã giúp các Tòa án không phải tiến hành xét xử 36.985 vụ án, ước tính tích kiệm cho Nhà nước 0 tỷ đồng. Công tác xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm với số lượng đơn đề nghị giải quyết không ngừng tăng lên, số lượng biên chế giảm đi , nhưng TAND vẫn giải quyết 62.258 đơn trên tổng số thụ lý 75.937 đơn, chiếm tỉ lệ 82%. Trong đó đơn thuộc thẩm quyền của TANDTC là 51,6%.
Công tác giám đốc thẩm, tái thẩm trong những năm qua có nhiều chuyển biến rõ rệt, không có vụ việc quá hạn, chất lượng trả lời đơn, kháng nghị được nâng lên, riêng năm 2019 đảm bảo 100% kháng nghị của Chánh án TANDTC được Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm chấp nhận. TANDTC cũng đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra chuyên môn, từ năm 2010 đến nay đã tổ chức 50 đoàn kiểm tra do lãnh đạo, Thẩm phán TANDTC là trưởng đoàn và 30 đoàn thanh tra công vụ. Kết thúc các đợt kiểm tra, các đoàn đều có kết luận kiểm tra và tổ chức rút kinh nghiệm kịp thời, chấn chỉnh sai sót trong các mặt công tác, đặc biệt là công tác nghiệp vụ.
Đối với Tòa án quân sự đã thụ lý 2.355 vụ, xét xử 2.300 vụ, các vụ án đều đảm bảo đúng quy định của pháp luật và quy tắc của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Về công tác xây dựng và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật. TANDTC đã chủ trì xây dựng, hoàn thiện, sửa đổi các dự án luật như Luật Tố tụng hành chính; Bộ luật Tố tụng dân sự; Luật Tổ chức Tòa án nhân dân; Luật Phá sản. Phối hợp các cơ quan khác xây dựng Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Luật sửa đổi bổ sung một số điều Bộ luật lao động, Luật Thi hành án hình sự, Luật Kiểm toán Nhà nước...
Một số Luật đang được triển khai như Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án. TANDTC đã chủ trì xây dựng và ban hành 06 Thông tư của Chánh án TANDTC; 36 Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TANDTC; 5 tập giải đáp vướng mắc nghiệp vụ, hàng nghìn c ông văn trao đổi vướng m ắ c, giải đáp, hướng dẫn nghiệp vụ cho các đơn vị địa phương.
Công tác phát triển án lệ được chú trọng và đã gặt hái được thành công, hiện nay, Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã ban hành 29 án lệ, có hơn 600 bản án, quyết định của Tòa án đã viện dẫn án lệ trong quá trình giải quyết.
Công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo, tập huấn nghiệp vụ: Tòa án nhân dân có tổng số 13.792 người , so với biên chế được duyệt còn thiếu 1.445 người, trong đó 5.991 Thẩm phán, 7.2 Thẩm tra viên; Thư ký và chức danh tương đương, còn lại 559 chức danh khác. Chất lượng đội ngũ công chức không ngừng được nâng lên, hiện tại có 3 phó giáo sư; 50 tiến sỹ; 1.955 thạc sỹ, 11.322 cử nhân; có 2.418 người có trình độ cao cấp lý luận chính trị, 4.2 người có trình độ trung cấp lý luận chính trị; 3.932 người có trình độ sơ cấp lý luận chính trị.
Bên cạch đội ngũ cán bộ, công chức, Hội thẩm nhân dân từng bước được kiện toàn về số lượng và chất lượng. Toàn ngành có 16.699 Hội thẩm nhân dân, trong đó HTND cấp tỉnh là 1.801 người; HTND cấp huyện 14.898 người. Từ năm 2010 đến nay, Học viện Tòa án đã tổ chức 17 khóa đào tạo ngiệp vụ xét xử cho 1.991 học viên, khóa đào tạo nghiệp vụ cho 3.271 học viên. Đặc biệt, Học viện Tòa án đã tổ chức tuyển sinh 04 khóa đạo cử nhân luật với 1.139 học viên, phối hợp Học viện Khoa học xã hội tuyển sinh đào tạo khóa thạc sỹ luật học với 35 học viên.
Công tác hợp tác quốc tế luôn được lãnh đạo TAND đề cao. Hiện nay, đã có quan hệ hợp tác với 23 nước trên thế giới. TANDTC đã tổ chức nhiều đoàn công tác cấp cao thăm, học tập kinh nghiệm ở nước ngoài, tham gia các hội nghị, diễn đàn quố tế như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc...
Đồng thời , tổ chức đón tiếp các đoàn nước ngoài đến thăm và làm việc với TAND . TAND cũng đăng cai và tổ chức thành công Hội nghị quốc tế: Hội nghị Chánh án các nước ASEAN lần thứ 4; Hội nghị diễn đàn về cải cách phá sản tại Châu Á lần thứ 10, Hội nghị các tỉnh biên giới ba nước láng giềng Việt Nam- Lào- Cămpuchia; ...
Điểm nổi bật trong quan hệ quốc tế, đã tập trung nghiên cứu pháp luật quốc tế để học tập kinh nghiệm, triển khai thực hiện cho phù hợp với điều kiện tình hình đất nước hiện nay.
Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Chánh án TANDTC Việt Nam tham dự phiên họp lần thứ 7, Hội nghị Chánh án các nước ASEAN
Công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển hệ thống Tòa án, tiến tới xây dựng Tòa án điện tử. TANDTC đã triển khai đề án “tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin trong TAND giai đoạn 2011-20”.
Tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang, phấn đấu hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó
Giai đoạn 2016 đến nay, Tòa án tiếp tục các giải pháp bứt phá trong nâng cao chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động như triển khai Trang điện tử án lệ; Hệ thống truyền hình hội nghị trực tuyến; Phần mềm công bố bản án, quyết định trên cổng thông tin điện tử Tòa án; Phần mềm đăng ký trực tuyến cấp sao bản án, tài liệu; triển khai hệ thống truyền hình hội nghị trực tuyến đến các Tòa án quân sự; Cổng thông tin điện tử TANDTC đã được xây dựng phiên bản bằng tiếng Anh và liên kết với cổng thông tin điện tử Tòa án các nước trong hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đây là những sự kiện kịp thời đáp ứng được như cầu về thông tin đối ngoại, tạo sức lan tỏa rộng tãi trong thông tin truyền thông về hệ thống Tòa án Việt Nam, tạo tiền đề tiến tới xây dựng Tòa án điện tử.
Mặt khác, trên các kênh tuyên truyền của hệ thống Tòa án đã mở rộng hơn: Tạp chí Tòa án, Báo Công lý , Cổng thông tin điện tử TANDTC; Cổng thông tin điện tử các Tòa án địa phương; các Trang tin điện tử mở rộng các chuyên mục như công bố văn bản pháp luật; góp ý văn bản pháp luật; hỏi đáp pháp luật; tuyên truyền tấm gương điển hình tiên tiến; gương người tốt , việc tốt.
Thông qua các kênh thông tin điện tử, TAND công khai minh bạch hoạt động, người dân được tiếp cận, phản ánh đơn thư khiếu nại, tố cáo một cách dễ dàng.
Các mặt công tác khác được chú trọng và phát huy hiệu lực, hiệu quả như công tác quản lý công sản, xây dựng cơ sở vật chất; công tác thi đua khen thưởng, công tác Đảng, đoàn thể, từ thiện....đều được TANDTC đặc biệt quan tâm. Đặc biệt công tác Thi đua khen thưởng được Hội đồng thi đua khen thưởng TAND quan tâm sát sao, việc khen thưởng đúng người, đúng việc, kịp thời.
Từ năm 2010 đến nay, đã khen trình và đạt được khen thưởng cấp Nhà nước là 565 Huân huy chương, 806 Bằng khen của Chính phủ; 200 Cờ thi đua của Chính phủ; 50 Chiến sĩ thi đua toàn quốc. Khen thưởng trong ngành đảm bảo đúng quy định của Luật T hi đua khen thưởng, với 891 Cờ Thi đua Tòa án; 19.160 Bằng khen của Chánh án TANDTC; Vinh danh .233 trường hợp Thẩm phán giỏi, Tiêu biểu, Mẫu mực; .233 Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Tòa án.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tặng thưởng “Huân chương Sao vàng” cho TAND năm 20
Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban cán sự Đảng, lãnh đạo TANDTC đã lãnh đạo toàn diện các mặt công tác, cấp ủy Đảng ở trung ương và địa phương đều phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội chỉ đạo các đơn vị TAND thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, chỉ tiêu kế hoạch công tác trong toàn hệ thống, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong mọi lĩnh vực.
Với việc quán triệt và triển khai nghiêm túc các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội về công tác tư pháp, những năm qua TAND đã chủ động đưa ra 14 giải pháp đột phá nhằm nâng cao chất lượng công tác, trọng tâm là công tác xét xử, tổ chức thực hiện quyết liệt trên toàn hệ thống đã tạo ra những chuyển biến tích cực.
Toàn ngành đã đảm bảo được chỉ tiêu Quốc hội đề ra, đặc biệt chỉ tiêu án hủy, sửa không vượt quá 1,5% tổng số các loại án. Năm 1985, TAND đã được Hội đồng nhà nước tặng thưởng “Huân chương Hồ Chí Minh” lần thứ nhất, năm 2005, được tặng thưởng “Huân Chương Sao vàng; năm 20 được tặng thưởng “Huân chương Hồ Chí Minh” lần thứ hai.
Với bề dày thành tích , hệ thống TAND đã góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Đảng và Nhà nước đã ghi nhận thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác của TAND, tại Quyết định số 1735/QĐ-CTN ngày 05/10/2020 Chủ tịch nước đã tặng thưởng “Huân chương Độc lập hạng Nhất” cho Tòa án nhân dân.