Đẩy mạnh giảm thiểu nợ xấu cho ngân hàng

Ti chính - Ngân hng - Ngày đăng : 16:21, 30/10/2020

Ngân hng Nh nước Việt Nam đã c nhiều chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19 để giảm thiểu nợ xấu.

Dịch Covid-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp (DN) rơi vào tình cảnh lao đao, đối mặt với nguy cơ nợ xấu. Thời gian gần đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho các DN bị ảnh hưởng, trong đó phải kể đến Thông tư 01/2020/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 13/3/2020.

Thông tư 01/2020/TT-NHNN giúp giảm áp lực trả nợ đối với các DN khi các khoản nợ đến hạn trả mà chưa có khả năng trả. Việc ban hành Thông tư này là động thái nhanh chóng linh hoạt của NHNN nhằm đối phó với các khó khăn tài chính của nền kinh tế khi gặp phải các rủi ro bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh… Đồng thời tạo hành lang pháp lý và cơ chế thuận lợi để các tổ chức tín dụng (TCTD) có thể chủ động trong việc xử lý, tái cơ cấu các khoản nợ đến hạn cho khách hàng trên nguyên tắc đảm bảo đúng đối tượng, tránh việc lợi dụng chính sách.

no-xau.jpg
Ảnh minh họa

Vụ trưởng Vụ Tín dụng (NHNN) Nguyễn Quốc Hùng cho biết, đến ngày 22/6, tất cả các TCTD, kể cả công ty tài chính, ngân hàng nước ngoài đều vào cuộc mạnh mẽ, đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho hơn 258.000 khách hàng với dư nợ gần 177.000 tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 421.000 khách hàng với dư nợ hơn 1,26 triệu tỷ đồng; cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/1 đến nay đạt 1,13 triệu tỷ đồng cho hơn 238.000 khách hàng, lãi suất thấp hơn phổ biến từ 0,5-2,5% so với trước dịch.

Bên cạnh việc thực hiện Thông tư 01/2020/ TT-NHNN cũng cần triển khai một số biện pháp khác. 

Ví dụ như kết hợp các công cụ điều tiết: Thuế, an sinh xã hội, thủ tục hành chính, tăng cầu thông qua đầu tư công. NHNN tiếp tục chủ động và linh hoạt trong điều hành các công cụ chính sách tiền tệ, điều chỉnh tăng hạn mức tín dụng đối với một số NHTM đảm bảo cho vay an toàn, nghiên cứu sẽ tiến tới bỏ hạn mức tín dụng vào thời điểm phù hợp đối với các NHTM đã đáp ứng được tiêu chuẩn Basel II, có tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.

Tiếp tục đẩy mạnh tiến trình chuyển đổi số ngân hàng. Việc số hóa từ văn bản, thủ tục, phương thức làm việc, phương thức giao dịch trong nội bộ cũng như với khách hàng qua giai đoạn dịch bệnh này được nhìn nhận là việc làm hết sức cấp thiết. Đẩy nhanh hoàn thiện hệ thống big data và nhanh chóng đưa vào sử dụng các sản phẩm ngân hàng số, các giao dịch ngân hàng điện tử, đặc biệt với nhóm ngân hàng bán lẻ phục vụ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ để giảm giao dịch trực tiếp với nhóm khách hàng này. 

Cùng với đó, tăng trưởng doanh thu phi tín dụng, đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn: Qua đại dịch Covid-19 có thể thấy môi trường hoạt động tín dụng có nhiều khó khăn, mức độ rủi ro lớn và có thể thấy hoạt động dịch vụ phi tín dụng đem lại nguồn thu nhập khá ổn định cho hầu hết các NHTM. NHTM cần tăng cường đầu tư nguồn lực tài chính, nhân lực, phát triển và nâng cao các dịch vụ phi tín dụng, đặc biệt là các dịch vụ hiện đại, như: Internet banking, ngân hàng số, sử dụng mã QR, ví điện tử. 


T.Nhi