Tổ chức chính quyền đ thị tại TP Hồ Chí Minh: Cần 5 giải pháp

Chính trị - Ngày đăng : :17, 12/11/2020

Sáng 12/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đ thị tại Thnh phố Hồ Chí Minh.

Điều hành phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị các đại biểu thảo luận tập trung vào các vấn đề như: Hội đồng nhân dân và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh;

Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân quận, Ủy ban nhân dân phường và nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền thành phố thuộc TP Hồ Chí Minh.

Phát biểu thảo luận, đại biểu Huỳnh Thành Chung (Bình Phước) đồng tình việc ban hành Nghị quyết và mong muốn Quốc hội, Hội đồng bầu cử Quốc gia tới đây cân nhắc tăng thêm số lượng đại biểu HĐND chuyên trách cho TP HCM để tăng tính hiệu lực, hiệu quả các nguồn lực. Đồng thời mang tính đại diện cao hơn, tăng cường tính giám sát, giải quyết tâm tư nguyện vọng của dân.

20201112360707_nguyen-thi-quyet-tam-doan-dai-bieu-quoc-hoi-tp.-ho-chi-minh.jpg
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm-TP Hồ Chí Minh

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm - TP HCM cho rằng, qua thời kỳ thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường theo nghị quyết của Quốc hội, HĐND TP có những thuận lợi và khó khăn.

Tuy nhiên, tổng kết thí điểm có nhiều ưu điểm, thành công. Theo đó, HĐND TP đã có nhiều cách làm mới, sáng tạo, phát huy vai trò, quyền đại diện hiệu quả của người dân. Ví dụ, các tổ đại biểu tiếp xúc cử tri hằng tuần tại địa bàn quận, huyện. Thậm chí có những buổi tiếp xúc theo yêu cầu của cử tri.

Ngoài ra, HĐND TP tăng cường giám sát việc giải quyết ý kiến cử tri với các cấp chính quyền và tổ chức đối thoại với người dân hàng tháng. ‘‘Những kết quả đạt được thời gian thí điểm là thực tiễn sinh động cho thấy rằng đây là thời gian chín muồi để TP đề nghị Chính phủ trình Quốc hội cho TP tổ chức mô hình chính quyền đô thị’’, bà Tâm cho biết.

Bà Tâm cũng đề nghị Quốc hội cho tăng số đại biểu chuyên trách HĐND TP lên 19 người (hiện là 16) để đảm bảo hoạt động giám sát hiệu quả.

Ủng hộ quan điểm ban hành nghị quyết, ĐB Nguyễn Mai Bộ (An Giang) cho rằng đây là việc làm cần thiết, xuất phát từ đặc thù từ đặc thù địa kinh tế và tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh; tinh giản bộ máy hành chính và mới mô hình tổ chức đó không ảnh hưởng đến quyền dân chủ và đại diện của nhân dân và cử tri.

20201112360707_le-thanh-van-doan-dai-bieu-quoc-hoi-tinh-ca-mau.jpg
Đại biểu Lê Thanh Vân-Cà Mau

Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) cho biết, ủng hộ việc ban hành nghị quyết, nhưng TP. Hồ Chí Minh cần có những giải pháp để tăng hiệu quả của quyền đại diện dân chủ nhân dân ở hai cấp quận và phường khi không tổ chức HĐND, cụ thể:

Thứ nhất, quy định trách nhiệm giải trình của chính quyền thành phố, chính quyền quận và phường theo định kỳ đối với những nơi không có Hội đồng nhân dân.

Thứ hai, định kỳ tổ chức đối thoại của người đứng đầu chính quyền từng cấp với nhân dân.

Thứ ba, tăng cường thời lượng, số lượng tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố và tăng cường số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách.

Thứ tư,  tăng cường hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh.

Thứ năm, phải có hình thức phù hợp để trưng cầu dân ý và xin ý kiến nhân dân, khi chính sách tác động đến bề mặt rộng liên quan đến địa giới hành chính phường, quận, nhất là thu hồi đất đai.

Bên cạnh đó, cho rằng, đây là lần thứ hai ra nghị quyết riêng về TP Hồ Chí Minh, ĐB cũng đề nghị Chính phủ và các cơ quan của Quốc hội phải tổng kết thực tiễn, đánh giá cho nghiêm cẩn mô hình này. Từ đó, có phân loại các địa phương trong 63 tỉnh, thành tránh tình trạng ban hành những văn bản riêng rẽ nhưng lại gọi là đặc thù. Bởi khi tất cả các địa phương đặc thù thì không còn là đặc thù nữa, ĐB nhấn mạnh.

Về hiệu lực của nghị quyết, các đại biểu cũng tán thành với đề nghị của Chính phủ là từ 01/01/2021 và triển khai thực hiện từ 01/7/2021.

Mai Thoa