Giới thiệu, tuyên truyền v triển khai thi hnh Luật Ha giải, đối thoại tại Ta án
Cải cách tư pháp - Ngày đăng : 22:32, 04/12/2020
Đến dự Hội nghị có TS. Nguyễn Thúy Hiền, nguyên Phó Chánh án, Thẩm phán TANDTC; đồng chí Nguyễn Anh Cường, Chủ tịch HĐND Quận Đống Đa; đại diện lãnh đạo TAND TP Hà Nội, VKSND Quận Đống Đa và đại diện cho 21 UBND Phường trên địa bàn Quận Đống Đa cùng các Thẩm phán TAND Quận Đống Đa…
Hội nghị tập huấn nhằm giúp các đơn vị tham gia nắm được các nội dung cơ bản của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, để từ đó triển khai xây dựng các kế hoạch, nhiệm vụ công tác của các đơn vị.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Anh Cường, Chủ tịch HĐND Quận Đống Đa cho biết, sự ra đời của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án cho thấy Luật rất quan trọng, thiết thực, gắn liền với đời sống của nhân dân và công việc của các cơ quan tư pháp. Đặc biệt, hòa giải, đối thoại là phương thức giải quyết hiệu quả các tranh chấp, giúp tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức của công dân, Nhà nước và toàn xã hội; hạn chế tranh chấp khiếu kiện phức tạp kéo dài, giảm tải cho công tác xét xử của Tòa án và các cơ quan tiến hành tố tụng. Kết quả hòa giải, đối thoại còn góp phần hàn gắn rạn nứt giữa các đương sự, giữ gìn ổn định trật tự xã hội, tạo sự đồng thuận và xây dựng khối đại đoàn kết trong nhân dân.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe đồng chí Nguyễn Thúy Hiền nguyên Phó Chánh án, Thẩm phán TANDTC giới thiệu Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Nhiều ý kiến thảo luận cũng như những đề xuất, thắc mắc của các đại biểu liên quan đến lựa chọn Hòa giải viên và các nguyên tắc hòa giải cũng đã được đồng chí Nguyễn Thúy Hiền tư vấn, làm rõ.
Theo đồng chí Nguyễn Thúy Hiền, ngày 16/6/2020. Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021. Luật này được ban hành xuất phát từ nhu cầu, đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống; từ ý nghĩa, tầm quan trọng của hòa giải, đối thoại tại Tòa án; thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng về sự đa dạng hóa các phương thức giải quyết tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính thông qua việc xây dựng cơ chế pháp lý về hòa giải, đối thoại tại Tòa án; đồng thời, học tập kinh nghiệm của một số quốc gia đã triển khai thành công mô hình này.
Đồng chí Nguyễn Thúy Hiền cho biết, theo quy định của pháp luật hiện này, việc hòa giải, đối thoại do nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau thực hiện cả trong tố tụng và ngoài tố tụng. Việc thực hiện hòa giải, đối thoại đã mang nhiều kết quả tích cực; nhiều vụ việc tranh chấp, khiếu kiện đã hòa giải thành, đối thoại thành; tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được cầu, số vụ việc về dân sự khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án càng ngày càng tăng, đang trở thành áp lực cho Tòa án.
Cũng theo đồng chí Nguyễn Thúy Hiền, những năm qua, xuất phát từ tổng kết xét xử và tham khảo, chọn lọc kinh nghiêm quốc tế, TANDTC đã triển khai nghiên cứu, xây dựng “Đề án đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự, hành chính”; triển khai thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại TAND 16 tỉnh, thành phố đại diện 03 miền trên cả nước. Kết quả thực hiện thí điểm đã thu được nhiều thành công và khẳng định những giá trị mà phương thức giải quyết tranh chấp này mang lại; cho thấy, cần có cơ chế hòa giải, gắn hoạt động hòa giải, đối thoại với Tòa án và huy động nguồn lực có kiến thức, kinh nghiệm của xã hội tham gia thì việc hòa giải, đối thoại sẽ tốt hơn.
Tại Hội nghị, các đại biểu cũng được nghe đồng chí Đào Vĩnh Tường, Chánh án TAND Quận Đống Đa trình bày về đặc điểm, quá trình thí điểm luật tại Tòa án Quận và chương trình thực hiện, phối hợp với các cơ quan tại địa phương trong triển khai thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.