Phải c quy định riêng về đưa trẻ 12 đến dưới 18 tuổi đi cai nghiện tập trung

Chính trị - Ngày đăng : 13:06, 09/12/2020

Sáng 9/12, dưới sự điều hnh của Ph Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tng Thị Phng, UBTVQH cho ý kiến chỉnh lý, tiếp thu dự án Luật Phng, chống ma túy (sửa đổi).

5 vấn đề lớn của dự án luật

Báo cáo một số nội dung lớn xin ý kiến UBTVQH về việc tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết:

Dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi) đã được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 10 và được các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ và hội trường. Về cơ bản, các đại biểu nhất trí về sự cần thiết, quan điểm xây dựng và nội dung chủ yếu của dự thảo luật.

202012090954346657_toan-canh.jpg

Ngay sau kỳ họp, Thường trực Ủy ban về các vấn đề Xã hội đã phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội tiếp thu, hoàn thiện.

Phiên họp này, Thường trực Ủy ban báo cáo UBTVQH 5 vấn đề lớn của dự án luật gồm: phạm vi điều chỉnh; bố cục dự thảo luật; trách nhiệm, quyền hạn của các lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy; quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy; cai nghiện ma túy bắt buộc, cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình và cộng đồng, cai nghiện ma túy với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi và một số vấn đề khác.

Theo đó, phạm vi điều chỉnh của Luật quy định về phòng, chống ma túy; quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy; cai nghiện ma túy; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống ma túy; quản lý nhà nước và hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy”.

Về quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy, dự thảo được chỉnh lý theo hướng: quy định thời hạn quản lý đối với người sử dụng trái phép chất ma túy là 12 tháng mà không phân biệt độ tuổi; bổ sung quy định làm rõ căn cứ và cơ sở thực hiện các nội dung quản lý đối với người sử dụng trái phép chất ma túy để tránh quy định một cách tùy nghi và bảo đảm tính khả thi.

Về cai nghiện ma túy bắt buộc Thường trực Ủy ban các vấn đề xã hội cho biết: quy định về các trường hợp bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong dự thảo Luật đã bảo đảm tính thống nhất với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Đồng thời, đề xuất chỉnh lý quy định về cai nghiện bắt buộc theo hướng bảo đảm nguyên tắc: chỉ cai nghiện ma túy đối với người nghiện ma túy; ưu tiên cai nghiện ma túy tự nguyện và biện pháp điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; và áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc đối với người đã từng cai nghiện ma túy (bắt buộc hoặc tự nguyện) mà tái nghiện.

Cần đơn giản hóa thủ tục đưa đi cai nghiện

Phát biểu ý kiến tại phiên họp, các đại biểu bày tỏ nhất trí cao với báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý. Bên cạnh đó, các đại biểu cho ý kiến thêm về các nội dung liên quan đến việc đưa trẻ em từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đi cai nghiện ở cơ sở tập trung; về đơn giản hóa thủ tục đưa người nghiện đi cai nghiện tập trung; về thẩm quyền chủ trì điều tra; về đối tượng áp dụng; về thời hiệu…

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho rằng, tại khoản 2, Điều 10 dự thảo luật quy định, cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc công an nhân dân chủ trì, phối hợp thực hiện các hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy. Tại khoản 3, Điều 10 lại quy định trách nhiệm chủ trì, phối hợp trong công tác này của Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan tại khu vực hoặc địa bàn quản lý, kiểm soát. Như vậy có thể dẫn tới sự chồng lấn về trách nhiệm. Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng đề nghị quy định rõ, ở những khu vực, địa bàn đó, cơ quan nào phát hiện trước thì có thẩm quyền, trách nhiệm xử lý.

Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, việc quy định quyền của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và người đại diện hợp pháp của họ được đọc hồ sơ và ghi chép nội dung trong thời hạn 3 ngày là quá dài. Cùng với đó, quy định về thời hạn 1 ngày chuyển hồ sơ tới trưởng phòng Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội, thời hạn 2 ngày để trưởng phòng Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội chuyển hồ sơ sang TAND cấp huyện hoặc chuyển lại cơ quan lập hồ sơ đề nghị bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ… có thể dẫn tới tình trạng ùn tắc hồ sơ. Vì vậy cần giảm bớt thủ tục rườm rà trong việc đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc.

Kết luận nội dung, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh, UBTVQH nhất trí cao với việc có một điều quy định riêng về việc đưa trẻ em từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đi cai nghiện ở cơ sở bắt buộc. Tuy nhiên, cần chỉnh lý cho thống nhất với các luật khác; bảo đảm quyền con người, quyền trẻ em theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia.

Về thủ tục đưa người đi cai nghiện ở cơ sở bắt buộc, đồng chí Tòng Thị Phóng đề nghị, trong các nghị định quy định chi tiết thi hành luật cần quy định rõ thời gian, thời hạn và thủ tục nhanh gọn, không áp dụng thủ tục tố tụng rườm rà quá mức để vừa bảo đảm đúng trình tự, vừa bảo đảm tính kịp thời. Đồng thời, các văn bản hướng dẫn cũng cần quy định rõ về trách nhiệm của gia đình, xã hội, cơ quan, tổ chức.

UBTVQH cũng thống nhất đề xuất thời điểm có hiệu lực của luật khi được thông qua là từ ngày 1/1/2022.

Cũng trong buổi sáng, UBTVQH đã thông qua Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi);

Cho ý kiến về việc đánh giá kết quả thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế năm 2020; xem xét, thông qua chương trình hoạt động đối ngoại năm 2021 của UBTVQH và cho ý kiến về chương trình hợp tác quốc tế của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban, các nhóm nghị sĩ hữu nghị, các cơ quan của UBTVQH, Kiểm toán Nhà nước và Văn phòng Quốc hội.

Mai Thoa