Tổng cục Thuế: Grab đang hiểu sai về Nghị định 126/2020
Doanh nghiệp - Doanh nhân - Ngày đăng : :12, 10/12/2020
Grab xuất hiện tại Việt Nam vào năm 2014 với tên gọi ban đầu là GrabTaxi song không thực sự gây chú ý. Tháng 10/2014, Grab tiếp tục cho ra mắt dịch vụ Grabbike. Năm 20, Grab và Uber - một ứng dụng gọi xe khác được Bộ GTVT cấp phép thí điểm hoạt động tại 5 địa phương lớn trên cả nước.
Giai đoạn 20 - 2016 nhiều người vay tiền ngân hàng mua xe ô tô để chạy Grab, với mức thu nhập hứa hẹn 25 - 30 triệu đồng/tháng.
Tới năm 2018 mức chiết khấu với tài xế tăng mạnh kèm theo hàng loạt mức tính phí khác.
Đáng nói, trong số các hãng xe công nghệ đang hoạt động tại Việt Nam gồm Be, Gojek, FastGo,... mới chỉ duy nhất Grab thông báo tăng giá cước với lý do tăng theo Nghị định 126/2020.
Tại buổi làm việc giữa đại diện Tổng cục Thuế và đại diện Grab chiều 9/12, đại diện Tổng cục Thuế cho biết cơ quan này đã giải thích rõ cho Grab về Nghị định 126 không thay đổi về chính sách thuế giá trị gia tăng (GTGT).
Đại diện Tổng cục Thuế cho biết: “Nghị định 126 quy định nghĩa vụ khai thuế GTGT đối với hoạt động hợp tác kinh doanh là do doanh nghiệp thực hiện.
Doanh nghiệp phải khai thuế GTGT đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh. Đối với Grab là hoạt động kinh doanh vận tải, doanh nghiệp khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì thuế suất thuế GTGT là 10% và doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo quy định.
Tại cuộc họp, đại diện của Grab cũng chưa thông tin rõ cho cơ quan thuế về việc tăng giá và tăng mức chiết khấu đối với tài xế là do ảnh hưởng của Nghị định 126”.
Trước đó, trao đổi với báo chí, đại diện Tổng cục Thuế cho rằng thời gian qua do chưa có hướng dẫn cụ thể về chính sách thuế cho mô hình hợp tác kinh doanh với cá nhân nên dẫn đến việc thực hiện khai thuế đối với mô hình Grab không thống nhất.
Tổng cục Thuế khẳng định: Nghị định 126 không làm tăng nghĩa vụ của cá nhân tài xế (tài xế chỉ chịu thuế thu nhập cá nhân 1,5% nếu có doanh thu trên 100 triệu đồng), không làm tăng giá cước vận tải (do chính sách thuế giá trị gia tăng 10% đối với vận tải không thay đổi mà được áp dụng từ trước đến nay).
Do đó, Tổng cục Thuế nhấn mạnh, Grab phải có trách nhiệm điều chỉnh lại cơ cấu giá tính thuế để đảm bảo không ảnh hưởng đến người tiêu dùng cũng như thu nhập của tài xế.
Đại diện Tổng cục Thuế cho rằng cách hiểu của Grab là Nghị định 126 làm tăng giá cước từ 8 - 18% (đối với từng loại hình dịch vụ và ở từng khu vực khác nhau) và làm giảm tỷ lệ chia cho tài xế 7% là hoàn toàn không đúng.
Theo lý giải của đại diện Tổng cục Thuế, Nghị định 126 của Chính phủ là văn bản hướng dẫn về quản lý thuế nên chỉ quy định rõ hơn về việc khai thuế đối với mô hình hợp tác kinh doanh với cá nhân, không phải quy định mới về chính sách thuế giá trị gia tăng.