Miền Trung khẩn trương đối ph bão số 4

Chính trị - Ngày đăng : 10:48, 13/04/2012

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn Trung ương, sau 3 ngy hoạt động trên biển, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thnh bão, trở thnh cơn bão số 4 trong m a mưa bão năm nay, c tên quốc tế l Haitang.

Hướng đi của bão số 4. (Ảnh: NCHMF)

Tối qua 25-9, tâm bão số 4 nằm ngay trên quần đảo Hoàng Sa, cường độ bão mạnh cấp 8, giật cấp 9 - cấp 10. Dự báo trong 1 - 2 ngày tới, bão số 4 di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng km. Như vậy, khoảng tối và đêm nay 26-9 và sáng sớm mai 27-9, bão sẽ đổ bộ trực tiếp vào bờ biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam, tâm bão nhiều khả năng sẽ đi vào địa phận Quảng Trị và Quảng Bình.

Do ảnh hưởng của bão, ở khu vực giữa biển Đông và quần đảo Hoàng Sa, vùng biển các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 6 - cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 - cấp 9, giật cấp 10 - cấp 11, biển động rất mạnh.

Trên đất liền, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Nam và Bắc Tây Nguyên từ hôm nay có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông.

Lũ các sông miền Trung đang xuống, nhưng hai ngày tới sẽ tăng lại, có thể đạt đỉnh vào ngày 27-9 và trong vòng ngày tới là cao điểm trong đợt lũ này.

Trước diễn biến phức tạp của bão số 4 ,chiều qua 25-9, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương - Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn đã có cuộc họp khẩn cấp để bàn các biện pháp phòng chống bão, lũ. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc họp.

Hàng chục ngôi nhà ở phường Hòa Thuận (Tp. Tam Kỳ, Quảng Nam) chìm trong biển nước

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo, khẩn trương bằng mọi biện pháp trong ngày 25 và 26-9 liên lạc, thông báo cho chủ các phương tiện đang hoạt động trong vùng nguy hiểm của bão biết các thông tin để chủ động đối phó; yêu cầu chủ các phương tiện nhanh chóng thoát ra khỏi hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm; chủ động tìm nơi tránh trú an toàn, đặc biệt lưu ý các tàu thuyền đang hoạt động ở vùng Hoàng Sa và ven bờ.

Các tỉnh, thành phố triển khai các phương án bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập; chuẩn bị theo phương châm 4 tại chỗ (lương thực, nước uống, thuốc men, nhu yếu phẩm,...) sẵn sàng đối phó với các tình huống khi có mưa, lũ lớn, sạt lở đất đảm bảo an toàn cho người, tài sản…

Ðến chiều tối 25-9, các địa phương đã thông báo tin bão cho tổng số 6.8 tàu, thuyền/36.883 người. Tỉnh Nghệ An đã kêu gọi được 4.323 tàu, thuyền với hơn 19.453 ngư dân vào bờ neo đậu tại các bến và cửa lạch an toàn để tránh bão. Ngoài ra còn có 127 phương tiện với hơn 731 lao động đang hoạt động ở Vịnh Bắc Bộ; có 3 phương tiện với 27 lao động hoạt động ở khu vực Bạch Long Vĩ, Hải Phòng, số còn lại đang hoạt động gần bờ. Bộ đội biên phòng Quảng Bình đã thông báo, kêu gọi được 4.266 tàu thuyền với 18.631 ngư dân vào bờ tránh, trú bão an toàn, hiện còn 17 tàu gồm 168 người đã nhận được thông tin, đang di chuyển đến vùng biển an toàn.

Tại Quảng Ngãi, đến sáng 25-9, tổng số tàu, thuyền đánh cá của ngư dân trên biển có 204 tàu với 3.9 lao động. Ban Chỉ huy PCLB tỉnh đã có nhiều công điện gửi Ban Chỉ huy PCLB các huyện và các sở, ngành liên quan để triển khai công tác phòng tránh kịp thời, kiên quyết không cho tàu xuất bến ra khơi khi có sóng to, gió lớn.

Ðến cuối ngày 25-9, toàn tỉnh Quảng Nam có 79 tàu cá, với 1.687 lao động đang hoạt động trên biển. Trong đó, có 59 tàu hoạt động xa bờ, với 1.604 lao động. Ban Chỉ huy PCLB tỉnh đã có công điện yêu cầu các cơ quan chức năng của tỉnh và các địa phương tiếp tục theo dõi diễn biến của bão số 4, tổ chức trực / giờ và có biện pháp ứng cứu kịp thời khi mưa, bão lớn xảy ra...

Theo Bộ đội biên phòng Tp.Ðà Nẵng, đến chiều 25-9, Ðà Nẵng còn 27 tàu, thuyền hoạt động trên biển. Bộ đội Biên phòng thành phố đã liên lạc được với các chủ tàu, kêu gọi nhanh chóng đưa tàu, thuyền vào bờ. Hiện nay, trong số 27 tàu, thuyền đang hoạt động trên biển, có tám tàu đã vào vùng biển Hải Phòng, 19 tàu đang trên đường vào bờ tránh bão.

Tỉnh Quảng Bình hiện còn hơn 1.000 ha lúa hè thu và một số diện tích nuôi thủy sản chưa thu hoạch. UBND các huyện, thành phố trong tỉnh đã chỉ đạo, động viên nông dân khẩn trương thu hoạch nhằm giảm thiệt hại khi lũ lớn. Dự kiến có khoảng 5.000 hộ dân ở vũng trũng hai huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, vùng hạ lưu sông Gianh, các điểm sạt lở ven biển cần phải di dời.

Tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, đến nay, tất cả các phương tiện tàu thuyền đánh bắt trên biển đã được kêu gọi và về nơi trú ẩn an toàn; hơn .000 ha lúa hè thu trong tổng diện tích gần 26.000 ha của tỉnh đã thu hoạch xong. Tỉnh đang tổ chức trực ban / giờ, thường xuyên kiểm tra các hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện; chuẩn bị sẵn lực lượng, phương tiện, vật tư để xử lý kịp thời khi có sự cố theo các phương án phòng, chống lụt bão.

Tại tỉnh Gia Lai, mưa lớn đã làm ngập úng hơn 40 ha lúa nước tại thành phố Pleiku. Hàng trăm ha hoa màu và lúa nước ở một số huyện như Ðác Ðoa, Chư Păh... cũng bị ngập nặng.

Do ảnh hưởng của áp thấp, huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) có hơn 50 ha hành sắp cho thu hoạch bị ngã đổ giập nát, có khả năng mất trắng; hơn 0 ha đất chuẩn bị sản xuất tỏi bị cuốn trôi. 170 hộ dân ở thị trấn Sơn Tịnh nằm trong khu vực thi công dự án đô thị của Công ty 577 và hàng trăm hộ dân vùng ven sông Trà thuộc xã Tịnh Long, Tịnh An (huyện Sơn Tịnh) bị ngập cục bộ, có nơi ngập đến một mét. Tuyến đường liên huyện Ba Tơ - Sơn Hà bị sạt lở hàng trăm m3 đất đá tại Km 31 thuộc địa phận xã Ba Ngạc (huyện Ba Tơ), gây ách tắc giao thông.

Trước tình hình mực nước lũ dâng cao 1,2-1,4 m, nông dân các huyện Tân Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Vĩnh Hưng và Thạnh Hóa (Long An) tích cực dùng cây đóng sàn kê kích bảo vệ an toàn cho gần 18.000 tấn lúa giống chuẩn bị sản xuất vụ đông xuân sau lũ. Tại những vùng trũng thấp, ngành nông nghiệp vận động bà con chuyển lúa giống lên các cụm, tuyến dân cư vượt lũ ký gửi, nhằm bảo quản tốt hạt giống, bảo đảm đủ giống gieo sạ cho hơn 180.000 ha lúa đông xuân sau khi lũ rút.

Nước lũ đầu nguồn đang chảy về mạnh làm ảnh hưởng các huyện Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông, Thanh Bình và thị xã Hồng Ngự (Ðồng Tháp). Ban Chỉ huy PCLB tỉnh yêu cầu các ngành liên quan và các địa phương tập trung bảo vệ diện tích lúa vụ 3 chưa thu hoạch, nơi nào lúa chín thì thu hoạch nhanh, nơi nào lúa trỗ đòng thì gia cố, nâng cao trình các đê bao; đồng thời di dời nhanh các hộ dân ở khu vực có nguy cơ sạt lở cao... Vùng đã thu hoạch lúa, chỉ đạo xả cho nước vào để lấy phù sa và giảm áp lực nước cho các khu đê bao khác.

Theo Văn phòng Ban Chỉ huy PCLB tỉnh Cà Mau, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao làm cho đê Biển Tây bị sạt lở nghiêm trọng, nhất là đoạn đê từ Lung Rạch đến cửa biển Hương Mai thuộc xã Khánh Tiến, huyện U Minh với chiều dài 2,2 km, có nguy cơ vỡ đê cao. Tỉnh đã ban bố tình trạng hộ đê khẩn cấp bằng giải pháp công nghệ xây dựng kè ngầm, tạo bãi trồng cây rừng lấn biển ở một số đoạn đê bị sạt lở nghiêm trọng.

Ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc trung Tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết: Từ nay đến hết năm 2011, bão và áp thấp nhiệt đới còn có khả năng xuất hiện và hoạt động trên khu vực Biển Ðông và có khả năng ảnh hưởng trực tiếp tới nước ta từ 2 đến 3 cơn bão và 1-2 áp thấp nhiệt đới, ảnh hưởng chủ yếu tới Trung Bộ. Cần đề phòng bão và áp thấp nhiệt đới sẽ ảnh hưởng dồn dập vào cuối tháng 9 và tháng 10.

L.P (tổng hợp)

congly.com.vn