Cng tác tổ chức Hội nghị triển khai cng tác Ta án năm 2021 c nhiều đổi mới tích cực

Ta án - Ngày đăng : 17:40, 21/12/2020

Bên thềm Hội nghị triển khai cng tác Ta án năm 2021 của TANDTC, Báo Cng lý đã c dịp phỏng vấn v ghi lại một số ý kiến của các đại biểu về những thnh tích đã đạt được trong năm 2020, cũng như phương hướng thực hiện nhiệm vụ cng tác năm 2021.

* Đại tá, Tiến sĩ Trương Đức Thuận, Chánh án Tòa án quân sự Quân khu 1:

thuan.jpg
Đại tá, Tiến sĩ Trương Đức Thuận, Chánh án Tòa án quân sự Quân khu 1

Về dự Hội nghị triển khai công tác tòa án năm 2021, tôi cảm thấy quy mô tổ chức ngày càng tốt hơn, nội dung phong phú, sinh động hơn, tạo cơ hội cho các đơn vị Tòa án ở các địa phương, vùng sâu, vùng xa có cơ hội chia sẻ những khó khăn, thuận lợi và những thành tích mình đã đạt được trong một năm nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ.

Cũng tại Hội nghị này, Ban tổ chức công chiếu video những nội dung nổi bật nhất trong năm đã giải quyết được của hệ thống TAND nói chung, trong đó có một số ngành của tòa án nói riêng, kể cả ngành tòa án quân sự cũng như TAND cấp tỉnh. Đây là nội dung rất mới, có tính khái quát cao, vừa hấp dẫn, vừa “dễ nghe, dễ nhìn, dễ hiểu”.

Thông qua Hội nghị, tôi cũng đúc rút được nhiều kinh nghiệm quý báu về công tác chuyên môn, xử lý, giải quyết về công tác chuyên môn đó là thực hiện quyền tư pháp. Đặc biệt, có kế hoạch đào tạo nguồn cán bộ, nguồn Thẩm phán cho ngành Tòa án nói chung và cho Tòa án quân sự nói riêng.

Hiện nay, các Tòa án quân sự thiếu Thẩm phán rất nhiều. Theo Luật tổ chức TAND thì việc đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ Thẩm phán rất khó khăn do nhiều nguyên nhân.

Đối với Thẩm phán hiện nay có các ngạch rất rõ như Thẩm phán sơ cấp lên trung cấp phải trải qua quá trình rèn luyện rồi kinh nghiệm thực tiễn, hơn nữa phải có thời gian để tích lũy, chứ không phải bổ nhiệm Thẩm phán sơ cấp sau đó bổ nhiệm được trung cấp ngay.

Từ Hội nghị này, chúng tôi sẽ tiếp thu tinh thần, truyền đạt nội dung cơ bản nhất tới toàn thể cán bộ, chiến sĩ trong ngành Toà án quân sự Quân khu 1 để phát huy hết những năng lực chuyên môn, phẩm chất của người cán bộ Tòa án.

* Ông Nguyễn Sỹ Thành, Chánh án TAND huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk:

thanh.jpg
Ông Nguyễn Sỹ Thành, Chánh án TAND huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk

Đây là lần đâu tiên tôi vinh dự được ra Hà Nội dự Hội nghị triển khai công tác Tòa án, có điều kiện tiếp xúc các đại biểu, các nội dung của hội nghị, từ đó thấy nhiều vấn đề về yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới để về triển khai công việc cơ quan mình tốt hơn.

Buôn Đôn là một huyện biên giới, nghèo nhất của tỉnh Đắk Lắk, nơi có đồng bào dân tộc thiểu số chiếm một nửa dân số. Cả huyện có 7 xã, trong đó có 2 xã biên giới là xã vùng 3 đặc biệt khó khăn.

Tuy vậy, trong những năm qua, tập thể Tòa án huyện luôn đoàn kết, hỗ trợ nhau, cùng nhau vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tính từ năm 2017 đến nay, Tòa án huyện Buôn Đôn luôn có tỷ lệ giải quyết án dân sự, đặc biệt là tỷ lệ hòa giải chiếm tỷ lệ rất cao, trên 90%.

Cụ thể, năm 2018, tỷ lệ hòa giải được 91,7%; năm 2019 được 94,7%; năm 2020 được 92%. Để làm tốt những vấn đề này cần thấm nhuần lời dạy của Bác, tức là trong công tác xét xử: “Xét xử đúng là tốt, nhưng nếu không phải xét xử thì càng tốt hơn”. Hơn nữa là học theo tư tưởng của Bác về công tác dân vận, hòa giải các vụ án dân sự để cho dân biết, dân tin.

Chúng tôi cũng xác định, có được kết quả như trên là bước đầu. Tuy nhiên, giữ được kết quả như thế và làm tốt hơn lại càng khó. Đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức, người lao động Tòa án huyện Buôn Đôn phải nỗ lực phấn đấu hơn nữa. Lãnh đạo phải gương mẫu, tạo động lực cho anh em trong đơn vị, phát huy cao nhất trí tuệ tập thể.

Trong thời gian tới công tác Tòa án, trọng trách ngày càng nặng nề hơn, đòi hỏi mỗi cán bộ ngành Tòa án chúng tôi phải phấn đấu hơn nữa, từ đó hoàn thành tốt nhiệm vụ, Đảng, Nhân dân giao phó.

Riêng cá nhân tôi hy vọng TAND huyện Buôn Đôn – một đơn vị đóng chân trên địa bàn vùng sâu, vùng xa sẽ đạt được nhiều thành tích hơn nữa so với những năm trước đây. Cũng qua hội nghị này, tôi mong muốn học hỏi được nhiều kinh nghiệm, sáng kiến, giải pháp hay từ những tòa án địa phương khác để áp dụng vào đơn vị mình.

Đặc biệt, tôi đã tiếp thu được nhiều ý kiến chỉ đạo quý báu của đồng chí Bí thư Ban cán sự Đảng, Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình về công tác Tòa án trong thời gian tới, để từ đó có định hướng về xây dựng kế hoạch lãnh đạo đơn vị ngày càng tốt hơn.

* Ông Quảng Đức Tuyên, Phó Chánh án TAND cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh:

tuyen.jpeg
Ông Quảng Đức Tuyên, Phó Chánh án TAND cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh

Lắng nghe phát biểu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và của Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình, tôi tâm đắc, đồng cảm nhiều vấn đề. Năm 2020 đúng là quá khó khăn, thiên tai dịch bệnh dồn dập. Thủ tướng đã nói rất sâu về những hiểm nguy của dịch bệnh Covid-19, cho thấy phương pháp kiểm soát, khống chế của chúng ta làm rất tốt. Vượt lên mọi khó khăn, kết quả các mặt hoạt động của Tòa án đều khởi sắc với nhiều thành tích nổi bật. Sự linh hoạt, sáng tạo trong chỉ đạo của lãnh đạo, sự đồng lòng vượt lên khó khăn của tập thể cán bộ, công chức Tòa án là rất ấn tượng.

Đối với TAND cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh, sau 5 năm thành lập, đơn vị đã từng bước kiện toàn tổ chức, bộ máy, hoạt động đi vào nề nếp ổn định. Năm 2020, số lượng các loại vụ việc đơn vị thụ lý tăng cao, dịch bệnh Covid-19 làm gián đoạn đến tiến độ xét xử. Tuy nhiên, chúng tôi đã đoàn kết vượt qua khó khăn, đổi mới phương thức điều hành, tổ chức rất tốt các phong trào thi đua, tạo sự chuyển biến tích cực.

Cụ thể trong năm 2020, TAND cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh phát động 2 đợt thi đua với 100% cán bộ công chức, người lao động hào hứng tham gia. Đơn vị thụ lý tổng cộng 3.612 vụ án các loại, giải quyết 2.644 vụ, tỷ lệ đạt 73,2%. So với năm 2019, tỷ lệ giải quyết tăng 2,83%. Trong bối cảnh dịch bệnh liên tục làm gián đoạn đến tiến độ xét xử thì tỷ lệ giải quyết tăng là nỗ lực rất cao của toàn đơn vị.

Hòa chung không khí sôi nổi của Hội nghị triển khai công tác Tòa án năm 2021, TAND cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục duy trì, đẩy mạnh các phong trào thi đua. Trong năm 2021, chúng tôi quyết tâm giải quyết, xét xử các vụ án hình sự đạt từ 90% trở lên; giải quyết các vụ án dân sự đạt từ 85% trở lên… Đảm bảo mỗi Thẩm phán có 1 phiên tòa rút kinh nghiệm trở lên. Đơn vị ý thức sâu sắc cần thực hiện có hiệu quả 14 nhóm giải pháp để đẩy nhanh tiến độ giải quyết các loại án, nâng cao chất lượng xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu chung được lãnh đạo TANDTC đề ra…

* Phó Chánh án TAND cấp cao tại Hà Nội Nguyễn Ngọc Vân:

van.jpg
Phó Chánh án TAND cấp cao tại Hà Nội Nguyễn Ngọc Vân

Trong nhiệm kỳ vừa qua, mặc dù có nhiều khó khăn trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ nhưng Đảng bộ TANDCC tại Hà Nội đã tập trung lãnh đạo hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị. Trọng tâm là công tác giải quyết, xét xử các loại án, cũng như công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.

Chất lượng giải quyết, xét xử được nâng lên, công tác lãnh đạo về tư tưởng có hiệu quả, cán bộ, đảng viên trong đảng bộ ổn định về tư tưởng, chấp hành nghiêm Điều lệ, Chỉ thị, Nghị quyết, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, tinh thần trách nhiệm cao, có năng lực, trình độ chuyên môn, hoàn thành nhiệm vụ. Công tác lãnh đạo xây dựng cơ quan, xây dựng đảng bộ, công tác đoàn thể trong nhiệm kỳ cũng đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 20-2020 đề ra.

Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, TANDCC tại Hà Nội xác định nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ là lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Trong đó, trọng tâm là hoàn thành chỉ tiêu giải quyết, xét xử, giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đảm bảo tiến độ, chất lượng.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của cơ quan, Đảng ủy TAND cấp cao tại Hà Nội xác định cần phát huy sức mạnh đoàn kết trong toàn Đảng bộ, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và vai trò hạt nhân chính trị của các Chi bộ, vai trò tiên phong gương mẫu của đối ngũ cán bộ, đảng viên. Lãnh đạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đại hội đảng bộ TAND cấp cao tại Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025, góp phần vào thành tích chung của hệ thống TAND.

Ngoài ra, làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên trong đảng bộ theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Để nâng cao chất lượng xét xử, Uỷ ban Thẩm phán tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm các vụ án tồn đọng, các vụ án phức tạp, được dư luận xã hội quan tâm. Tăng cường đẩy mạnh công tác xét xử, phúc thẩm, để đảm bảo không quá hạn các tỷ lệ giải quyết án đảm bảo như đã đề ra. Ngoài những nhiệm vụ trên, cần phải tăng cường công khai bản án, xét xử án rút kinh nghiệm để tử đó nâng cao chất lượng xét xử.

Nhm PV