Năm 2021, phấn đấu tăng thu ngân sách 3%; kiểm chế lạm phát ở mức 4%

Chính trị - Ngày đăng : 11:23, 29/12/2020

Ngy 29/12- ngy lm việc thứ 2 của Hội nghị Chính phủ với các địa phương, các thnh viên Chính phủ đã trình by tham luận trong đ đưa ra nhiều mục tiêu phát triển cho năm 2021.

3 thách thức lớn đã vượt qua

Bộ trưởng Bộ Công thương Tuấn Anh khẳng định lại, năm 2020 là năm thành công nhất của chúng ta trong 5 năm (20-2020). Trong năm nay có 3 thách thức rất lớn, chúng ta đã đối mặt và vượt qua thành công, đó là: Dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trên thế giới, ảnh hưởng sâu sắc đến kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam; Thiên tai, dịch bệnh xảy ra từ đầu năm và kéo dài trong cả năm ở nhiều địa phương, khu vực và những cạnh tranh về chính trị và những bảo hộ mậu dịch ở các khu vực trên thế giới ảnh hưởng rất mạnh đến dòng chảy thương mại và kinh tế quốc tế.

nqh_3700.jpg

Nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự vào cuộc của các cấp các ngành mà Việt Nam trở thành một trong những quốc gia rất hiếm trên thế giới đã khôi phục tình trạng bình thường mới để phát triển kinh tế. Chính vì vậy, các chỉ số phát triển kinh tế, trong đó bao gồm công nghiệp, thương mại nội địa và thương mại quốc tế đều đạt con số khả quan.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải xác định, các áp lực và thách thức sẽ tiếp tục trong những năm tiếp theo, đặc biệt là dịch bệnh COVID-19 vẫn luôn thường trực, không được chủ quan, phải luôn luôn bám sát thực tiễn để ứng phó kịp thời.

Do đó, năm 2021, ngành Công Thương phải quán triệt các nhóm nhiệm vụ mục tiêu cần phải tập trung thực hiện, đó là: Tiếp tục phát triển thị trường bao gồm cả thị trường nước ngoài và thị trường trong nước. Chúng ta cần phải thực hiện những chương trình hành động mà Chính phủ đã ban hành, từ tuyên truyền phổ biến pháp luật đến việc tái cơ cấu tổ chức lại các ngành hàng, thị trường dịch vụ nội địa…; Tổ chức thực thi pháp luật, hoàn thiện cơ sở pháp lý và các quy định về pháp luật. Nếu tổ chức tốt việc thực thi pháp luật thì sẽ khai thác rất hiệu quả các hiệp định thương mại tự do.

Dự kiến năm nay, Việt Nam xuất khẩu 281 tỷ USD, so với con số dự kiến 300 tỷ USD trong tình huống không có dịch bệnh. Nếu không xảy ra dịch bệnh, chúng ta có những điều kiện cơ sở rất thuận lợi để đạt được yêu cầu, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết.

Còn theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, kết quả kinh tế - xã hội, thu ngân sách năm 2020 của chúng ta rất tích cực. Theo đó, kết quả thu cân đối ngân sách nhà nước đến hết 28/12/2020 đạt 1 triệu 426 nghìn tỷ đồng, bằng 94,32% dự toán, cao hơn hơn 101,4 nghìn tỷ đồng so với con số đã báo cáo Quốc hội. Ước thu ngân sách cả năm đạt 1 triệu 472 nghìn tỷ đồng, bằng 98,3% dự toán, trong đó thu nội địa trên 98%, thu dầu thô 97,7%..

Thu cân đối ngân sách địa phương ước vượt trên 40 nghìn tỷ đồng, bằng 106% dự toán, đến nay có 56/63 địa phương thu nội địa vượt dự toán được giao, các tỉnh trọng điểm có Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Ninh… một số địa phương chưa hoàn thành dự toán như: TPHCM, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng… được đánh giá là vượt dự toán được giao.

Tăng thu ngân sách 3% năm 2021

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, việc thu cân đối ngân sách Trung ương ước đạt 776 nghìn tỷ đồng, đạt 88,4% dự toán, cao hơn 51 nghìn tỷ đồng so với con số báo cáo Quốc hội.

Năm 2021, ngành Tài chính sẽ khẩn trương rà soát, báo cáo Chính phủ và các cấp có thẩm quyền các giải pháp ưu đãi, miễn giảm, giãn các khoản thuế, lệ phí nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; thu hút các nguồn dịch chuyển vốn đầu tư phù hợp với mục tiêu, yêu cầu phát triển kinh tế, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn kế hoạch...; đề nghị các ngành, cấp ủy chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo công tác quản lý ngân sách bảo đảm thu đúng, thu đủ, kịp thời các khoản thu; chống thất thu, chuyển giá, trốn lậu thuế, buôn lậu gian lận thương mại, xuất xứ, giao chỉ tiêu giảm nợ đọng thuế, trốn thuế 5%, phấn đấu tăng thu ngân sách tối thiểu 3% so với dự toán ngân sách được giao…

bo-truong-tai-chinh.jpg
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cũng cho hay: Năm 2021, ngành Ngân hàng tập trung vào các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, thiên tai, tái cấp vốn cho ngân hàng chính sách xã hội để hỗ trợ người lao động;

Tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, giảm chỉ tiêu lợi nhuận để có điều kiện giảm lãi suất cho vay, mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, hiệu quả, thúc đẩy, nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp; theo dõi sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ để phản ứng kịp thời đảm đảm cung ứng đầy đủ thanh khoản cho nền kinh tế, sử dụng đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa để bảo đảm đạt mục tiêu lạm phát bình quân khoảng 4% theo Quốc hội đề ra, thực hiện chủ trương không ai bị bỏ lại phía sau...

Đại diện Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Trần Hồng Hà trong phần tham luận của mình cho biết, trước đây, ngành Tài nguyên và Môi trường thường được nhắc đến với những khó khăn, tồn tại. Nhưng cùng với những thành tựu chung của đất nước, ngành đã chuyển đổi thành công, biến nguy thành cơ, từ bị động thành chủ động. Bộ TNMT đã trình Chính phủ ban hành 5 nghị định liên quan tới lĩnh vực đất đai, giải quyết vướng mắc của các địa phương.

Ngành tài nguyên môi trường cũng đã chuyển hơn 230.000 ha đất sang mục đích phi nông nghiệp, phục vụ các dự án phát triển kinh tế. Khai thác khoáng sản tài nguyên khác vượt dự toán thu. Dự toán thu từ đất công sản vượt hơn 0%.

Bộ TNMT sẽ phối hợp với các bộ ngành, địa phương để xây dựng các quy hoạch có chất lượng, đặc biệt là vấn đề phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu, Bộ trưởng khẳng định.

Quốc Huy