Rửa mũi cho trẻ bằng xi lanh: Nguy hiểm đến tính mạng trẻ nhỏ

Sức khỏe - Ngày đăng : 18:33, 13/01/2021

Rửa mũi cho trẻ tại nh lâu nay lun l điều m các bậc cha mẹ vẫn lm thường xuyên vì n được cho l khá đơn giản v tiện dụng. Nhưng rửa mũi cho trẻ bằng xi lanh l hnh động chưa bao giờ được khuyến khích dưới gc độ y khoa.

Mới đây, Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và Chống độc – Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang đã tiếp nhận cấp cứu cho cháu Hà Khang A. (75 ngày tuổi, trú tại Thành phố Bắc Giang) nhập viện trong tình trạng tím tái toàn thân, kích thích, thở gắng sức rõ và nhịp tim nhanh do bị sặc nước muối sinh lý sau khi cha mẹ dùng xi lanh bơm nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ.

rua-mui-bang-xilanh-1.jpg
Bé 2,5 tháng tuổi ngừng thở khi mẹ dùng xi lanh bơm nước muối sinh lý rửa mũi tại Bắc Giang.

Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, dù nhiều người vẫn có thói quen rửa mũi cho con tại nhà thì mọi người vẫn nên hiểu rằng, dùng xi lanh để rửa mũi cho trẻ chưa bao giờ là hành động được khuyến cáo dưới góc độ y khoa.

Dưới đây là 3 lý do không nên dùng xi lanh để rửa mũi cho các bé dưới 2 tuổi như sau:

- Rất dễ gây sặc ở trẻ nhỏ.

- Rất dễ làm dịch trào lên tai giữa gây viêm tai giữa.

- Tạo tâm lý sợ hãi cho trẻ. Rất có thể sau này khi bố mẹ hoặc những người xung quanh cứ giơ cái gì trước mặt trẻ là trẻ lại khóc ré lên và trốn đi…

Không chỉ thế, hành động rửa mũi là hành động dùng nhiều và mạnh chất lỏng để cuốn trôi chất bẩn, nhưng có một điều cần lưu ý là không phải cứ khi nào mũi bẩn đều có thể rửa. Có rất nhiều vấn đề liên quan tới điều này, ví như mọi người cần biết chính xác độ tuổi và tình trạng mũi của trẻ…

Mũi của trẻ em có đặc điểm là ngắn và nhỏ. Cũng chính vì ngắn và nhỏ như vậy nên dễ bị tắc mũi, kèm thêm niêm mạc mũi của trẻ khá nhạy cảm. Bởi vậy, vào mùa đông, không khí khô lạnh cùng với bụi bẩn có thể kích thích niêm mạc, gây chảy mũi.

Trong trường hợp trẻ chảy mũi nhiều, nhưng loãng thì không cần rửa, nó có thể tự chảy ra ngoài. Trong trường hợp trẻ chảy mũi đặc, các bố mẹ cần lưu ý:

- Đối với trẻ lớn hơn 2 tuổi, bố mẹ có thể rửa mũi cho con ở nhà.

- Đối với trẻ dưới 2 tuổi: Tuyệt đối không nên dùng xi lanh để rửa mũi cho con. Lý do được đưa ra là vì tai đi liền với mũi. Thông thường, tai giữa sẽ nối thông với khoang mũi bởi một ống, ống này bình thường thông thoáng. Nhưng khi viêm mũi thì đầu ra của ống ở khoang mũi có thể bị chèn và tắc, ống này không thoát được các dịch, chất bẩn. Cũng chính từ sai lầm này nên đã xảy ra nhiều trường hợp nhiều bố mẹ đưa con đi khám luôn phản ánh rằng trẻ bị mũi rồi sau đó lại bị ảnh hưởng cả lên tai.

rua-mui-bang-xilanh.jpg
Dùng xi lanh để rửa mũi cho trẻ chưa bao giờ là hành động được khuyến cáo dưới góc độ y khoa.

Ngoài ra, ống này ở trẻ nhỏ (dưới 2 tuổi) còn rộng, ngắn và nằm ngang. Thế nên khi bố mẹ đè nghiêng đầu con ra thì không khác gì việc đang đổ nước vào tai con. Nếu muốn rửa như vậy, các bố mẹ nên đưa trẻ ra phòng khám, tại đây có máy hút liên tục, nước vào mũi bên trên sẽ ngay lập tức được hút qua mũi bên dưới đảm bảo an toàn và bớt gây khó chịu cho bé.

Còn ở nhà, một là không kiểm soát được lực bơm, hai là các mẹ thường hút bằng dụng cụ mũi – miệng của mẹ không phải là hút liên tục, chưa kể có khả năng bị cuống do trẻ khóc, dễ xảy ra tình trạng đổ nước vào tai rồi mới bắt đầu hút ra, rất nguy hiểm.

Với những trẻ lớn hơn 2 tuổi, ống tai đã dài hơn, hẹp hơn và nằm nghiêng hơn. Việc rửa mũi như đã nói bên trên có thể đỡ nguy cơ hơn. Tuy nhiên vẫn không thật sự ổn. Chưa kể, không phải cứ ra được nhiều mũi là bố mẹ có thể an tâm về cách rửa mũi này.

Các bác sĩ nhấn mạnh việc hút rửa mũi có thể làm ở nhà với mục đích giảm đờm mũi cho con, giúp con bú hay ngủ thoải mái hơn. Nhưng tất cả trẻ không nên áp dụng các phương pháp như bơm nước muối rửa mũi bằng xi lanh... tại nhà vì nguy cơ hít sặc và tai biến rất cao. Tất cả kỹ thuật nên làm tại bệnh viện với chuyên viên có chuyên môn và nguồn oxy cấp cứu khi cần thiết.

Đây cũng là hồi chuông cảnh báo cho nhiều bố mẹ đang tự ý áp dụng các thủ thuật y học. Nếu không may trẻ ngưng thở như trường hợp trẻ ở Bắc Giang trên thì rất nguy hiểm vì chỉ 4 phút trẻ có thể bị chết não. 


Lê Tuấn