2020 đánh dấu sự đột phá về ứng dụng CNTT trong ngnh BHXH Việt Nam

Kinh tế - Ngày đăng : :58, 14/01/2021

Cng tác ứng dụng CNTT năm 2020 trong ngnh BHXH Việt Nam đạt nhiều thnh quả quan trọng v c nhiều đột phá. Xác định nhiệm vụ giải pháp 2021 v ý nghĩa của việc BHXH Việt Nam hon thnh dịch vụ cng cấp độ 4 đối với việc cắt giảm thời gian, chi phí tạo thuận lợi đối với tổ chức, cá nhân giao dịch với cơ quan BHXH.

Một số kết quả nổi bật:

Ứng dụng nội bộ:

100% cán bộ ngành BHXH Việt Nam được cấp và sử dụng email công vụ trong các công việc hằng ngày. Sử dụng email là tài khoản duy nhất để đăng nhập vào các phần mềm được phân quyền (SSO).

100% cán bộ Ngành sử dụng thành thạo và thực hiện quy trình xử lý văn bản điện tử trên hệ thống văn bản điều hành (Eoffice). 100% văn bản của Ngành (trừ các văn bản mật, theo quy định phải sử dụng giấy) được thực hiện trên môi trường điện tử, ký số  theo đúng quy định của Thông tư 01/2019/TT-BNV.

ky2.jpg
100% cán bộ ngành BHXH Việt Nam được cấp và sử dụng email công vụ trong các công việc hằng ngày.

Ngành BHXH Việt Nam bắt đầu thực hiện giao ban điện tử, văn phòng không giấy tờ tại TW từ tháng 09/2020.

Năm 2020 bắt đầu triển khai số hóa toàn bộ hồ sơ giấy tại bộ phận tiếp nhận và xử lý hồ sơ, cùng với hồ sơ qua hệ thống điện tử. 

Được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy chứng nhận là tổ chức đủ điều kiện và được phép cấp chữ ký số chuyên dùng của ngành BHXH Việt Nam.

Dịch vụ cung cấp cho người dân và doanh nghiệp: 

Cuối năm 2020, BHXH Việt Nam đã ban hành Công văn số 3968/BHXH-CNTT về việc triển khai bổ sung các dịch vụ công (DVC) trực tuyến dành cho cá nhân và tổ chức trên Cổng DVC của Ngành, theo đó, BHXH Việt Nam triển khai bổ sung 09 DVC trực tuyến mức độ 4 dành cho tổ chức và cá nhân. Đây là một dấu mốc quan trọng đánh dấu việc ngành BHXH Việt Nam hoàn thành việc cung cấp 100% DVC mức độ 4 cho các thủ tục hành chính của mình.

Triển khai kết nối, tích hợp cung cấp DVC của Ngành và DVC liên thông trên Cổng DVC Quốc gia; 01 dịch vụ thanh toán trực tuyến Đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BH thất nghiệp; 01 dịch vụ thanh toán trực Gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình; 01 dịch vụ thanh toán Đóng BHXH tự nguyện; 01 thủ tục liên thông với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hỗ trợ doanh nghiệp Đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, BH tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp và báo cáo tình hình sử dụng lao động.

Phối hợp với các ngân hàng BIDV, MB, VTB, VCB, ARGBANK và LIENVIET trong việc kết nối thanh toán song phương: Người dân có thể thực hiện trực tiếp việc gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình, đóng tiếp BHXH tự nguyện và doanh nghiệp có thể thực hiện việc đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng tại các quầy giao dịch của ngân hàng, trên hệ thống Internet banking hoặc đặc biệt là BIDV đã triển khai các dịch vụ này trên ứng dụng di động (BIDV smart banking).

Đặc biệt đã công bố chính thức triển khai ứng dụng BHXH số - VssID cho người dân với mục tiêu công khai, minh bạch quá trình tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; các chế độ BHXH đã được hưởng; sổ theo dõi quá trình khám chữa bệnh và rất nhiều tiện ích khác. BHXH Việt Nam và Bộ Y tế đã thống nhất triển khai thí điểm sử dụng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID đi khám chữa bệnh BHYT cho 10 tỉnh miền trung trong đợt lũ lụt vừa qua. Đây cũng là tiền đề hướng tới việc sử dụng VssID để thay thẻ BHYT, sổ BHXH giấy hiện nay.

bao5.jpg
BHXH Việt Nam và Bộ Y tế đã thống nhất triển khai thí điểm sử dụng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID đi khám chữa bệnh BHYT cho 10 tỉnh miền trung trong đợt lũ lụt vừa qua.

Với những nỗ lực, cố gắng trong thời gian qua, ngày 30/12/2020 tại Hội nghị sơ kết 01 năm vận hành Cổng DVC Quốc gia, BHXH Việt Nam đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen do có nhiều thành tích trong xây dựng, vận hành và phát triển Cổng DVC Quốc gia và Hệ thống Thông tin báo cáo Quốc gia.

Định hướng mục tiêu 2021

Tiếp tục trung thành với phương châm “Cần nghĩ lớn, nghĩ tổng thể nhưng bắt đầu từ cái nhỏ nhất, hành động nhanh, kết quả lớn, làm đâu chắc đấy”. Năm 2021, ngành BHXH Việt Nam phấn đấu đạt một số mục tiêu cơ bản về CNTT như sau:

Ứng dụng nội bộ: Triển khai thực hiện giao ban điện tử, văn phòng không giấy tờ cho 63 tỉnh; triển khai toàn bộ quy trình luân chuyển hồ sơ, xử lý nghiệp vụ trên dữ liệu điện tử hoặc hồ sơ số hóa, kết hợp với chữ ký số chuyên dùng của Ngành và chữ ký số chuyên dùng do Ban Cơ yếu Chính phủ cấp.

Dịch vụ cung cấp cho người dân và doanh nghiệp: Nâng cao mức độ trải nghiệm người dùng khi người dân thực hiện các DVC trên Cổng thông tin điện tử của Ngành tại địa chỉ: https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn; cung cấp tất cả các DVC trên ứng dụng VssID; tích hợp thanh toán điện tử trên ứng dụng VssID. Khai thác tối đa việc chia sẻ, liên thông dữ liệu với các cơ sở dữ liệu quốc gia khác, trong đó đặc biệt khai thác liên thông cơ sở dữ liệu về dân cư và thẻ căn cước công dân gắn chip để tiết giảm các thủ tục hành chính khi có nhu cầu định danh công dân. Cung cấp chính thức hệ thống tổng đài tự động (ChatBot) hoàn thiện hệ sinh thái 4.0 của ngành BHXH Việt Nam.

Ý nghĩa việc hoàn thành Dịch vụ công mức độ 4:

Năm 2020, BHXH Việt Nam đã hoàn thành cung cấp DVC mức độ 4 cho tất cả các thủ tục hành chính của Ngành, việc này đã giúp cho tổ chức, cá nhân có thể thực hiện thao tác trực tiếp trên Cổng Giao dịch điện tử của ngành BHXH Việt Nam tại đỉa chỉ: https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn hoặc thông qua 11 tổ chức I-VAN. Theo thống kê toàn ngành BHXH Việt Nam đã tiếp nhận và giải quyết gần 85 triệu hồ sơ giao dịch điện tử với gần 6 triệu giao dịch (chưa kể 170 triệu hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí KCB liên thông trên hệ thống Giám định BHYT).

Hoàn thành nhiệm vụ của Chính phủ giao: Quyết định số 274/QĐ-TTg ngày 12/3/2019 phê duyệt Đề án Cổng DVC Quốc gia; Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày /3/2020 phê duyệt Danh mục DVC tích hợp, cung cấp trên Cổng DVC Quốc gia năm 2020; Quyết định số /2020/QĐ-TTg ngày /04/2020 về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19... BHXH Việt Nam đã chủ động, tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị hạ tầng kỹ thuật, triển khai kết nối, tích hợp, cung cấp DVC trên Cổng DVC Quốc gia.

anh2.jpg
Năm 2021, ngành BHXH Việt Nam phấn đấu đạt một số mục tiêu cơ bản về CNTT. (Ảnh minh họa)

Tính đến hết năm 2020, BHXH Việt Nam đã tiếp nhận và giải quyết gần 10.000 giao dịch trực tuyến trên Cổng DVC Quốc gia, trong đó: Tiếp nhận và giải quyết cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất cho 2.614 trường hợp; 6.411 giao dịch thanh toán trực tuyến thành công (thanh toán gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình cho 4.389 trường hợp; đóng tiếp BHXH tự nguyện cho 2.022 trường hợp; đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BH thất nghiệp là 144 trường hợp); tiếp nhận, xử lý 916 hồ sơ đề nghị hỗ trợ do ảnh hưởng COVID-19.

Cung cấp tối đa các dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp: Thực hiện mục tiêu "Xây dựng ngành BHXH Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp".

Giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số toàn diện của BHXH Việt Nam, đặc biệt là đối với dịch vụ, tiện ích số cung cấp cho người dân, đơn vị SDLĐ, góp phần xây dựng Chính phủ số, quốc gia số.

Minh Anh