Bộ Ti chính v Tổng cục Hải quan chủ trì triển khai Đề án cải cách kiểm tra hng ha nhập khẩu

Doanh nghiệp - Doanh nhân - Ngày đăng : 17:38, 14/01/2021

Chính phủ phê duyệt v giao Bộ Ti chính c ng Tổng cục Hải quan chủ trì triển khai Đề án Cải cách m hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an ton thực phẩm đối với hng ha nhập khẩu.

Mới đây, Chính phủ đã phê duyệt Đề án Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu (Đề án KTCN) nhằm mục đích tạo thuận lợi cho doanh nghiệp (DN); bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng; nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.

Để thực hiện được mục tiêu nêu trên, đề án đưa ra 7 cải cách lớn, nhằm cải cách toàn diện các quy định về hoạt động kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng quản lý rủi ro, đơn giản hóa quy trình, thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, giảm đầu mối tiếp xúc giữa do DN với các cơ quan, tổ chức.

hang-hoa.jpg
Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan chủ trì triển khai Đề án cải cách kiểm tra hàng hóa nhập khẩu

Theo đó, cơ quan hải quan sẽ tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa nhập khẩu; quyết định phương thức kiểm tra (kiểm tra chặt, kiểm tra thông thường, kiểm tra giảm); thực hiện kiểm tra hồ sơ. Cơ quan hải quan thực hiện đồng thời thủ tục nhập khẩu hàng hóa và thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm, DN chỉ thực hiện với một đầu mối là cơ quan hải quan.

Về lợi ích mang lại cho DN, đề án KTCN cải cách mạnh mẽ trong việc áp dụng đồng bộ 3 phương thức kiểm tra, đó là kiểm tra chặt, kiểm tra thông thường, kiểm tra giảm (kiểm tra hồ sơ ngẫu nhiên không quá 5% trên tổng số lô hàng thuộc diện kiểm tra giảm của năm liền kề) cho cả lĩnh vực kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm nhằm cắt giảm số lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra.

Khi áp dụng đề án KTCN, lợi ích DN được hưởng được quy định rất rõ: Hàng hóa đã có 03 lần liên tiếp đạt yêu cầu nhập khẩu theo phương thức kiểm tra chặt được chuyển sang phương thức kiểm tra thông thường; hàng hóa đã có 3 lần liên tiếp đạt yêu cầu nhập khẩu theo phương thức kiểm tra thông thường được chuyển sang phương thức kiểm tra giảm. DN không phải gửi văn bản yêu cầu để được áp dụng kiểm tra giảm mà hệ thống công nghệ thông tin và cơ quan kiểm tra nhà nước tự động xác định hàng hóa được miễn giảm kiểm tra.

hh.jpg
Đề án giúp cắt giảm chi phí, thời gian thông quan hàng hóa nhập khẩu.

Đề án KTCN cũng đặt ra 5 mục tiêu với lộ trình cụ thể, giao cho Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan chủ trì việc triển khai, cụ thể: Cải cách toàn diện các quy định về hoạt động kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng quản lý rủi ro, đơn giản hóa quy trình, thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, giảm đầu mối tiếp xúc giữa DN với các cơ quan, tổ chức.

Cắt giảm chi phí, thời gian thông quan hàng hóa nhập khẩu.

Tạo môi trường, điều kiện cần thiết thực hiện xã hội hóa hoạt động kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; bảo vệ hợp lý sản xuất trong nước, bảo vệ môi trường, quyền lợi và sức khỏe cộng đồng.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm đảm bảo quản lý chặt chẽ, đúng quy định pháp luật đối với hàng hóa nhập khẩu, góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn kinh tế.

Tổ chức lại mô hình hoạt động kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu theo hướng đơn giản, hiệu quả, phân công trách nhiệm một cách hợp lý, rõ ràng, minh bạch giữa các bên tham gia (các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, cơ quan hải quan, các tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định).


Trang Nhi