U nang thanh quản m ca sĩ Lynk Lee mắc phải c thực sự nguy hiểm?
Sức khỏe - Ngày đăng : 10:18, 22/01/2021
Mới đây, nữ ca sĩ Lynk Lee đã chia sẻ trên mạng xã hội: "Sau khi nội soi, bác sĩ phát hiện dây thanh quản của tôi có vấn đề, có khối u phải phẫu thuật mới hết. Giọng tôi đang bị khàn, phải hạn chế nói nhiều, ca hát".
Theo các bác sĩ chuyên khoa về tai mũi họng, u dây thanh quản là một dạng tổn thương lành tính, không phải là ung thư nhưng cũng có thể gây ảnh hưởng đến giọng nói.
Nguyên nhân xuất hiện u nang thanh quản chính có thể kể đến là do dây thanh bị kích ứng quá mức, gây nên tình trạng xuất tiết dịch nhầy gây viêm sưng phù nề nhiều lần, từ đó dẫn đến sự tắc nghẽn quá mức hình thành u nang.
Nói cách khác, tình trạng bệnh thường phát triển khi người bệnh quá lạm dụng giọng nói của mình, đặc biệt ở những người sử dụng giọng nói của mình làm một phần trong nghề nghiệp.
Chủ yếu là do một số bệnh về đường hô hấp gây ra mà chúng ta hay mắc phải như bệnh viêm phế quản, viêm họng, viêm amidan, ho kéo dài,...
Ngoài ra, các u nang tích trữ chất nhầy có thể xảy ra tự phát hoặc có thể liên quan đến việc vệ sinh kém. Khi sự tích tụ ngày càng nhiều, kích thước u tăng lên, chúng có thể bắt đầu gây ảnh hưởng đáng kể đến vùng rung của dây thanh âm và biểu hiện qua sự thay đổi giọng nói.
Các chuyên gia cũng cho biết thêm khi bị u thanh quản, bệnh thường gây ra một loạt các triệu chứng đa dạng tùy thể trạng mỗi người.
Theo đó, một số người bị u nang dây thanh âm có thể gặp các triệu chứng sau: khàn tiếng, mất giọng đột ngột, khó nói, khó hát ở cao độ nhất định, đau họng, mệt mỏi.
Tuy nhiên, một số ít bệnh nhân lại đi khám do khó thở, khó nói. Đây là biểu hiện bệnh đã vào giai đoạn tiến triển và u nang dây thanh đã có kích thước lớn, gây chèn ép các mô lân cận.
Độ ảnh hưởng hay nguy hiểm của u dây thanh là phụ thuộc vào nguyên nhân và khả năng đáp ứng với điều trị của bệnh.
Theo các bác sĩ, khi phát hiện u dây thanh quản, người bệnh cần được khuyến cáo điều trị ban đầu bằng giọng nói, việc theo dõi trong khoảng ba tháng sau đó cho thấy tình trạng khả quan thì có thể đánh giá tiên lượng tốt cho u nang dây thanh.
Ngược lại, nếu người bệnh không đáp ứng với liệu pháp giọng nói và cả với điều trị nội khoa, bác sĩ phải chỉ định can thiệp phẫu thuật để đem lại giọng nói cho người bệnh.
Sau phẫu thuật, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh cần chú ý hạn chế nói chuyện trong thời gian đầu phẫu thuật để thanh quản có thời gian phục hồi.
Trường hợp phải thường xuyên nói nhiều (thậm chí là phải hát), người bệnh nên sử dụng các thiết bị trợ âm nhằm khuếch đại tiếng. Ngoài ra, luyện âm là phương pháp quan trọng sau phẫu thuật giúp dây thanh mềm mại, uyển chuyển trở lại và cải thiện chất lượng giọng nói.