Google khai tử dự án Internet bng bay sau nhiều năm thử nghiệm

Đời sống - Ngày đăng : 18:02, 23/01/2021

Alphabet - tập đon mẹ của Google - vừa thng báo khai tử Loon, một cng ty con chuyên vận hnh các kinh khí cầu helium bay lơ lửng trong tầng bình lưu khí quyển để cung cấp kết nối Internet.

Dự án Loon của Google là một trong những cố gắng của Google sử dụng các quả bóng bay ở tọa độ cao để phủ sóng cho những nơi xa; những quả bóng bay sẽ được gió đưa đi theo vòng trong quanh quả đất.

loo2.jpg
Project Loon được Google giới thiệu hồi năm 2013, là một dự án đầy tham vọng của Google nhằm sử dụng các quả khinh khí cầu dùng năng lượng mặt trời để tạo ra các mạng rồi gửi tín hiệu internet không dây cho các khu vực xa xôi hẻo lánh.

Một kỹ sư Google từ California đã gửi thư cho gia đình xác nhận vật thể trong hình ảnh được gửi từ gia đình rất giống với các quả bóng của Google X và cho biết những người đại diện của Google ở địa phương sẽ đến lấy nó về.

Project Loon được Google giới thiệu hồi năm 2013, là một dự án đầy tham vọng của Google nhằm sử dụng các quả khinh khí cầu dùng năng lượng mặt trời để tạo ra các mạng rồi gửi tín hiệu internet không dây cho các khu vực xa xôi hẻo lánh - những nơi này thường rất khó để triển khai mạng internet có dây.

Dự án này tương tự như dự án Internet.org của Facebook, chỉ khác là mạng xã hội này không dùng bóng bay mà sử dụng máy bay không người lái.

loo6.jpg
Google phải thông báo cho cơ quan quản lý hàng không các nước khi khí cầu bay qua.

Các nhà nghiên cứu quân sự và hàng không trong những năm gần đây đã sử dụng khinh khí cầu để truyền tín hiệu Internet trở lại mặt đất, tuy nhiên đây là các khinh khí cầu bay ở độ cao giới hạn và được buộc dây để cố định với mặt đất.

Trong khi đó, khinh khí cầu của Google sẽ không bị buộc dây và bay lơ lửng ở tầng bình lưu, tạo ra một mạng lưới ở độ cao khoảng 19-20km. Những khinh khí cầu này sẽ được các kỹ sư của Google điều chỉnh độ cao và bay nương theo chiều gió để đi theo các tuyến đường mà họ mong muốn.

Những khinh khí cầu ở gần nhau sẽ kết nối với nhau, rồi sau đó kết nối với các trạm dưới mặt đất. Các trạm này trước đó sẽ được kết nối bởi các nhà cung cấp dịch vụ internet.

loo5.jpg
Project Loon đem lại cơ hội sử dụng internet cho 4,8 tỷ người chưa được tiếp cận internet.

Tín hiệu internet sẽ được gửi tới các an-ten lắp trên các tòa nhà. Quy trình này lặp đi lặp lại để đảm bảo kết nối internet không bị gián đoạn.

Bên cạnh đó, Google nói rằng họ đã phải sử dụng rất nhiều thuật toán và các phép tính cực kỳ phức tạp để đảm bảo rằng các quả bóng bay này có thể bay ổn định ở những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề bởi gió và ánh nắng mặt trời.

Những khinh khí cầu của Google sử dụng pin mặt trời gắn vào bề mặt của khinh khí cầu để sản sinh năng lượng cho hệ thống điều khiển từ xa, mạch phát sóng và ăn-ten truyền tín hiệu…

loo4.jpg
Loon vừa bị khai tử sau nhiều năm thử nghiệm. Ảnh: Alphabet.

Alphabet - tập đoàn mẹ của Google giới thiệu Loon vào tháng 6/2013. Đến 2018, đơn vị này phát triển thành một công ty con hoạt động độc lập.

Loon ra mắt dịch vụ Internet thương mại đầu tiên ở Kenya vào tháng 7/2020, bao gồm một đội bay 35 quả bóng, hoạt động trong diện tích khoảng 50.000 km vuông.

Trước đó, Loon đã cung cấp dịch vụ Internet cho các khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai, triển khai khinh khí cầu tại Puerto Rico sau cơn bão Maria năm 2017 và đến Peru sau trận động đất vào năm 2019.

Nhưng sau nhiều năm thử nghiệm, mới đây Astro Teller, một lãnh đạo của X, bộ phận phát triển các sáng kiến táo bạo tại Google đã thông báo về việc khai tử dự án.

loo3.jpg
Dịch vụ thương mại của Loon tại Kenya cũng chấm dứt sau tháng 3. Ảnh: Alphabet.

“Con đường dẫn đến khả năng thương mại dài hơn và rủi ro hơn nhiều so với dự kiến. Trong những tháng tới, chúng tôi sẽ bắt đầu cắt giảm các hoạt động, nó không còn là một dự án mạo hiểm của Alphabet”. Astro Teller chia sẻ.

Theo The Verge, dịch vụ của Loon tại Kenya sẽ tiếp tục hoạt động đến hết tháng 3. Để hỗ trợ người dùng ở nước này bị ảnh hưởng bởi việc mất kết nối từ Loon, công ty cam kết chi 10 triệu USD giúp các tổ chức phi lợi nhuận và doanh nghiệp trang bị mạng Internet phục vụ kinh doanh và giáo dục.

Loon không phải là sáng kiến duy nhất mà Alphabet từng đóng cửa. Tập đoàn này đã khai tử Makani, bộ phận nghiên cứu phát triển năng lượng tái tạo từ sức gió vào năm 2020 và Foghorn, dự án nghiên cứu cách tạo ra nhiên liệu sạch từ nước biển hồi 2016.

Video giới thiệu về Project Loon.


Minh Anh