Một kỳ chuyển nhượng nghèo nn v ảm đạm
Thể thao - Ngày đăng : :03, 02/02/2021
Covid-19, kiệt quệ và hao mòn
TTCN mùa đông luôn được coi là cứu cánh của rất nhiều đội bóng đang gặp phải vấn đề về khâu nhân sự. Chấn thương, sự thất thoát những cái tên cần phải được khỏa lấp ngay lập tức để đội bóng đủ sức “chạy” nốt phần còn lại của mùa giải vốn đang gay cấn qua từng trận đấu. Thế nhưng, để có thể mua sắm cầu thủ, các CLB cần phải có nguồn lực tài chính dư giả và sẵn sàng chi tiền cho những mục tiêu hàng đầu. Bởi thế cho nên, khi mà những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 vẫn còn đang hoành hành và để lại những hậu quả nghiêm trọng thì điều này có vẻ như là rất khó.
Tính đến thời điểm hiện tại, hầu khắp các đội bóng ở châu Âu đều đang phải thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng” và chi tiêu ngân sách theo kiểu tiết kiệm triệt để. Do đó, câu chuyện chi tiền để kích nổ bom tấn rầm rộ như những năm trước đó quả thực là một điều gì đó quá đỗi xa xỉ.
Thống kê gần đây nhất đã chỉ ra rằng, khi các trận đấu được tổ chức trên sân không có khán giả, các đại diện ở tại Premier League đã bị thất thủ khoảng 100 triệu bảng mỗi tháng tiền bán vé. Không chỉ có thế, việc BTC các giải đấu của bóng đá Anh đã bị hoãn liên tục trong khoảng 4 tháng kể từ tháng 3 năm ngoái cũng khiến cho doanh thu từ tiền bản quyền truyền hình bị sụt giảm hơn 330 triệu bảng.
Trước đó, Công ty Deloitte cũng đã lên tiếng khẳng định về số tiền 230 triệu bảng mà các đội bóng ở Ngoại hạng Anh chi ra để sắm sửa tân binh trong kỳ chuyển nhượng Đông 2020, chỉ ít lâu trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Con số này được xác nhận là cao thứ 2 kể từ khi kỷ lục 430 triệu bảng được thiết lập trong năm 2018. Đảo ngược hoàn toàn so với năm trước, các đội chỉ chi ra vỏn vẹn 65 triệu bảng để nâng cấp đội hình vào tháng Giêng năm nay. Bởi thế cho nên, suốt từ năm 2012 cho tới nay, các đội bóng ở giải đấu cao nhất nước Anh mới lại có một phiên chợ Đông bỏ ra ít hơn con số 100 triệu bảng.
Brexit và những tác động không đong đếm
Liên hiệp Anh đã chính thức rời khỏi EU (Brexit) đã kéo theo đó hàng loạt những tác động không đáng có của giới cầu thủ. Theo đó, các cầu thủ muốn chuyển tới Premier League chơi bóng đều phải đáp ứng hàng loạt những quy định mới phức tạp hơn. Một trong số đó chính là việc giới hạn lại số lượng cầu thủ U21 trong các đội. Ngoài ra, các yếu tố như thời gian và tần suất thi đấu cho đội tuyển quốc gia cũng được tính đến.
Điều này đều đang ảnh hưởng rất lớn đến cơ hội được thử sức của các cầu thủ bên ngoài nước Anh khi có ý định chuyển tới thi đấu tại Premier League. Về phần mình, các CLB cũng đang phải thắt chặt hơn những yêu cầu, quy định cũng như các bước rà soát khắt khe và nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, việc tìm kiếm cho mình những cái tên thực sự ưng ý, đáp ứng được yêu cầu chuyên môn cũng trở thành một vấn đề thực sự đau đầu đối với các nhà tuyển trạch.
Những câu chuyện bên lề
Không khó để nhận ra rất nhiều những đội bóng lớn tại Anh đang tồn tại trong nội tình những vấn đề riêng rẽ khác nhau. Đó cũng chính là một phần nguyên nhân khiến cho phiên chợ Đông năm nay ảm đạm và tẻ nhạt bởi đa phần những CLB đó đều không quá “mặn mà” trong việc kích nổ những bản hợp đồng bom tấn. Về phía Chelsea, đội bóng tây London đã chi tiêu mạnh tay ở phiên chợ hè và cũng chỉ vừa mới thay tướng. Họ cần thời gian để tân thuyền trưởng làm quen cũng như lắp ráp những mảnh ghép và hơn hết là “unlock” những bom tấn đắt giá mùa hè.
Còn Liverpool, đội bóng đang khủng hoảng trầm trọng ở vị trí trung vệ cũng chỉ hướng tới những bản hợp đồng thay thế tạm thời trong thời gian chờ Van Dijk cũng như Matip trở lại. Man United thì đang khá là ưng ý với chất lượng đội hình hiện tại và không muốn có thêm tân binh tạo ra những sự xáo trộn.
Chuyển sang nước Đức, Bayern Munich không quá tha thiết với việc mua sắm rầm rộ ở giai đoạn giữa mùa. Ở Serie A, chỉ có AC Milan là chi ra hơn 30 triệu bảng để mua sắm tân binh nhằm khỏa lấp thiếu sót hàng thủ. Mặc dù thế, CLB hiện đang được điều hành bởi dàn lãnh đạo người Mỹ - những tổ chức rất thận trọng trong các phi vụ đầu tư.
Ngoài ra, gã nhà giàu thành Paris là PSG cũng không dám “ho he” vung tiền “bạt mạng” như trước bởi những lo ngại liên quan đến luật công bằng tài chính. Còn tại La Liga, cả Real Madrid lẫn Barcelona đều đang gặp phải những vấn đề liên quan đến tài chính, lý do này là đủ để hai gã khổng lồ của bóng đá xứ đấu bò “quay lưng” với phiên chợ năm nay.
Đồng ý rằng phiên chợ Đông 2021 năm nay thực sự nhàm chán và ảm đạm. Những nguyên nhân từ cả trong nội hàm đội bóng lẫn các yếu tố từ bên ngoài khiến cho các giải đấu tại châu Âu không tha thiết tới chuyện mua sắm cầu thủ. Những bom tấn rất được kỳ vọng như Haaland, Lionel Messi hay Sergio Ramos,… buộc lòng phải hướng sự trông đợi vào phiên chợ Hè. Ấy là thời điểm các ông lớn buộc lòng phải vung tiền, nếu như không muốn bị tụt lại.