Xác minh thng tin Trung Quốc xây dựng căn cứ tên lửa sát biên giới Việt Nam

Chính trị - Ngày đăng : 17:13, 04/02/2021

Người phát ngn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết sẽ xác minh thng tin Trung Quốc xây dựng căn cứ tên lửa sát biên giới Việt Nam, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao Việt Nam, diễn ra chiều 4/2.
phan-ung-cua-viet-nam-ve-cac-van-de-bien-dong-gan-day.jpg
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam:  Việt Nam sẽ xác minh thông tin Trung Quốc xây dựng căn cứ tên lửa sát biên giới Việt Nam

Tại cuộc họp báo, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã giải đáp một số vấn đề liên quan tới tình hình Biển Đông, cũng như thông tin Trung Quốc xây dựng căn cứ tên lửa sát biên giới Việt Nam

Cụ thể, trả lời đề nghị xác minh thông tin có một số ảnh vệ tinh và một số thông tin cho thấy một căn cứ tên lửa đất đối không đang được hoàn tất ở huyện Ninh Minh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, cách biên giới Việt Nam khoảng 20km, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, Việt Nam sẽ xác minh thông tin này.

Về việc ngày 1/2, Luật Cảnh sát biển nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc thông qua ngày 22/1, bắt đầu có hiệu lực, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng lưu ý: "Trong việc ban hành và triển khai văn bản pháp luật quốc gia liên quan đến biển, các quốc gia phải có nghĩa vụ tuân thủ luật pháp quốc tế, các điều ước quốc tế mà mình là thành viên, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS)".

Bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định: "Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế; chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển phù hợp với các công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và sẽ kiên quyết, kiên trì các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ các quyền hợp pháp, chính đáng đó".

"Việt Nam yêu cầu các nước liên quan tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, có trách nhiệm thực thi một cách thiện chí luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, không có các hành động gia tăng căng thẳng, tiếp tục đóng góp vào việc tạo dựng lòng tin, giữ gìn hòa bình, ổn định, thúc đẩy trật tự quốc tế trên biển, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông", Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao nêu rõ.

Về phản ứng của Việt Nam trước việc ngày 3/2, các bộ trưởng Anh và Nhật Bản ra thông cáo chung bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông và biển Hoa Đông, phản đối hành vi đơn phương thay đổi hiện trạng, Anh dự kiến triển khai tàu sân bay HMS Queen Elizabeth tới khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cuối năm nay và từng nhiều lần để ngỏ khả năng cho tàu sân bay tiến vào Biển Đông, Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh: "Việt Nam ủng hộ việc duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực, an ninh an toàn và tự do hàng hải hàng không, tôn trọng nguyên tắc thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương phù hợp với các quy định về luật pháp quốc tế, công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982".

"Hoạt động của các bên ở Biển Đông cần đóng góp vào mục tiêu chung này", Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói thêm.

Liên quan về công hàm mới nhất của Nhật Bản phản đối một công hàm của Trung Quốc về Biển Đông năm 2020, bà Lê Thị Thu Hằng lưu ý, lập trường của Việt Nam về các vấn đề liên quan đến Biển Đông là nhất quán và đã được thể hiện trong nhiều dịp khác nhau.

Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh: "Các dân tộc và cộng đồng quốc tế có lợi ích chung về việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại Biển Đông. Theo đó, việc tôn trọng trật tự pháp lý trên biển và thực thi đầy đủ, thiện chí, trách nhiệm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) là thiết yếu".

Bà Lê Thị Thu Hằng nói thêm, Việt Nam hoan nghênh lập trường của các nước về vấn đề Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 và chia sẻ quan điểm như đã nêu trong Tuyên bố Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 và Thông cáo chung của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53, rằng Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương.

"Với tinh thần đó, cùng các nước ASEAN, Việt Nam mong rằng, tất cả các nước, trong đó có các nước đối tác của ASEAN sẽ nỗ lực đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác tại Biển Đông và giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại và các giải pháp hòa bình khác theo luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, lợi ích chung phù hợp với nguyện vọng của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế", Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết và khẳng định "Việt Nam luôn đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào quá trình này".

Trước đó, Reuters đưa tin, kết thúc cuộc họp trực tuyến ngày 3/2, Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Nhật Bản và Anh ra tuyên bố chung bày tỏ quan ngại về tình hình tại biển Hoa Đông và Biển Đông, trong đó bày tỏ phản đối mọi nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng các vùng biển này.

Tuyên bố chung của Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi, Bộ trưởng Quốc phòng nước này Nobuo Kishi cùng 2 người đồng cấp phía Anh là Dominic Raab và Ben Wallace tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông, đồng thời kêu gọi tất cả các bên thực hiện tự kiềm chế và kiềm chế các hoạt động có khả năng làm gia tăng căng thẳng.

Trọng Bằng