Nhập khẩu v khai thác than: Bi toán vĩ m
Kinh tế - Ngày đăng : 16:31, /02/2021
Than “ế”, nhập khẩu vẫn tăng?
Theo báo cáo của Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng công ty Đông Bắc, khối lượng than xuất khẩu ước thực hiện năm 2020 đạt khoảng 714.000 tấn (bằng 34,8% kế hoạch được Thủ tướng thông qua). Trong đó, TKV đạt khoảng 700 nghìn tấn; Tổng công ty Đông Bắc đạt khoảng 14 nghìn tấn.
Nguyên nhân chính của việc thực hiện xuất khẩu than cục, than cám 1, 2, 3 năm 2020 thấp hơn kế hoạch được chỉ ra là do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nền kinh tế thế giới suy thoái. Các khách hàng truyền thống là Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, một số nước khu vực Đông Nam Á… đều dừng hoặc cắt giảm mạnh sản xuất đối với một số ngành công nghiệp có nhu cầu sử dụng than của Việt Nam, trong đó đặc biệt là các hộ sản xuất thép Nhật Bản phải cắt giảm khoảng 30% sản lượng. Do vậy, việc xuất khẩu than nói chung và xuất khẩu than sang Nhật Bản nói riêng chịu ảnh hưởng nặng nề, khối lượng than xuất khẩu không đạt theo kế hoạch được duyệt.
Đáng nói thực tế, sản lượng than nhập khẩu không ngừng gia tăng, dù những tháng đầu năm 2020 là giai đoạn nhiều ngành sản xuất lớn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, nhưng lượng than vẫn được nhập về đều đặn.
Việt Nam nhập than nhiều nhất từ 3 thị trường lớn là Indonesia, Nga và Trung Quốc. 7 tháng đầu năm 2020, nhập than từ Trung Quốc đạt khoảng 140.000 tấn, với giá khoảng 6,2 triệu đồng/tấn, gấp gần 3 lần so với giá mua bình quân của các nước khác và giá trên thị trường.
Theo Bộ Công thương, việc Việt Nam tăng nhập khẩu than với số lượng lớn chủ yếu do nhu cầu than cho các nhà máy điện lớn. Cụ thể, theo báo cáo của Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam hồi đầu năm nay, năm 2019 tập đoàn này cấp hơn 36 triệu tấn than cho sản xuất điện tăng gần 7 triệu tấn so với 2018 và tăng 12 triệu tấn so với 2017.
Cần một cái nhìn vĩ mô
Liên quan tới việc xuất nhập khẩu than, TKV thông tin, đến cuối năm 2020, lượng than tồn kho của Tập đoàn đã lên tới triệu tấn than, tăng 7 triệu tấn so với thời điểm 31/12/2019.
Lượng than tồn kho tại Tổng Công ty Đông Bắc (Bộ Quốc phòng) tới cuối năm 2020 là 2,5 triệu tấn, cao gấp đôi so với lượng tồn than bình thường trước đây. Như vậy, tổng lượng than tồn kho của ngành than lên tới 17,5 triệu tấn, cao nhất từ trước đến nay.
Lý giải về tình trạng trên, lãnh đạo TKV cho biết, thời gian dịch Covid-19 lượng tiêu thụ than xuống thấp nhưng để lo công ăn việc làm cho công nhân, Tập đoàn vẫn giữ sản lượng khai thác than, đồng thời vẫn nhập khẩu than về, từ đó đã đẩy lượng than tồn kho lên cao. Tuy nhiên, từ tháng 9 đến nay Tập đoàn đã dừng nhập khẩu, ưu tiên sản xuất trong nước.
Xung quanh câu chuyện xuất nhập khẩu than khi giá than khai thác cao hơn giá than nhập khẩu, Thứ trưởng Bộ Công thương Đặng Hoàng An bày tỏ nghi ngại. Theo Thứ trưởng, nhập khẩu và khai thác than trong nước là bài toán rất vĩ mô, không nên chỉ đưa tiêu chí giá ra xem xét. Bởi, nếu dùng tiêu chí giá để xem xét và quyết định thì thực sự góc nhìn không được toàn diện.
Với ý kiến cho rằng khi khai thác than xuống sâu, giá thành cao hơn nhiều so với nhập khẩu thì nên có định hướng cho nhập khẩu, thậm chí có thể tính cả phương án ngừng khai thác, đóng mỏ, chuyển đổi nghề cho lao động ngành than, Thứ trưởng Đặng Hoàng An đặt vấn đề: Khi thị trường thế giới biến động, việc nhập khẩu than khó khăn, lực lượng lao động ấy có đủ năng lực quay lại hầm lò hay không? Đó là bài toán hết sức vĩ mô, giá chỉ là một phần rất nhỏ của câu chuyện thôi.
Ở tầm vĩ mô hơn là an ninh năng lượng, an ninh quốc gia. Một số chuyên gia phân tích, điều quan trọng cần tính toán đến còn là nhập khẩu năng lượng sơ cấp đến bao nhiêu là vừa, bao nhiêu là khai thác trong nước để đảm bảo phát triển bền vững. Nếu không cẩn trọng, việc nhập khẩu ồ ạt sẽ khiến an ninh năng lượng trở thành vấn đề an ninh quốc gia.
Theo kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2021, TKV và Tổng công ty Đông Bắc sẽ đẩy mạnh nhập khẩu các chủng loại than phù hợp, có giá cạnh tranh (khối lượng than nhập khẩu dự kiến của TKV và Tổng công ty Đông Bắc năm 2021 khoảng triệu tấn) về pha trộn (pha trộn giữa các loại than nhập khẩu, giữa than nhập khẩu với than sản xuất trong nước) để được các chủng loại than đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, đặc biệt cho sản xuất điện, đảm bảo hiệu quả.