Kẻ gây ra thảm án trong quán karaoke tại Ha Bình kh thoát án tử
Tư vấn pháp luật - Ngày đăng : 19:35, 23/02/2021
Như tin đã đưa, ngày 21/2, tại quán karaoke LuXuRy II (thôn Cố Thổ, xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn, Hòa Bình) xảy ra vụ án đặc biệt nghiêm trọng khiến nhiều người thương vong. Thời điểm xảy ra vụ việc có 14 người (7 nam, 7 nữ) đang hát trong phòng 104.
Khi mọi người đang nhảy nhót trong tiếng nhạc, Nguyễn Công Dũng (SN 1979, trú xã Tân Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đi ra khu lễ tân, mượn dao gọt hoa quả. Sau đó, Dũng quay lại phòng hát đâm loạn xạ khiến 3 người là Trần Văn Sơn (SN 1988, trú tại huyện Quốc Oai, Hà Nội); Nguyễn Thị Bạch Linh (SN 1990, ở quận Hà Đông, Hà Nội) và Cao Thu Nga (SN 1993, ở thị xã Sơn Tây, Hà Nội) tử vong.
4 người khác bị thương gồm: Bùi Thị Trà My (SN 2000, trú tại huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên); Đỗ Khánh Linh (SN 1998, ở huyện Lý Nhân, Hà Nam); Trần Văn Điệp (SN 1986); Đỗ Tiến Đạt (SN 1987) cùng trú tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Gây thảm án xong, Dũng dùng dao đâm vào bụng mình để tự sát nhưng bất thành. Các nạn nhân được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện.
Ngay khi nhận được thông tin, các cơ quan chức năng tỉnh Hòa Bình đã tổ chức khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, điều tra vụ việc. Qua test nhanh, phát hiện 4 người trong nhóm người bị truy sát dương tính với ma túy.
Trao đổi với PV, Luật sư Nguyễn Anh Đức (Công ty Luật Năm Châu) cho biết, qua báo chí tôi biết được vụ việc xảy ra tại Hòa Bình. Đối tượng dùng dao tấn công khiến 3 người tử vong và 4 người khác bị thương khiến dư luận bàng hoàng. Quyền sống là một trong những quyền cơ bản và thiêng liêng nhất của con người. Vì vậy, người xâm phạm tới quyền này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Đây là hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm đến tính mạng của con người. Tội giết người được quy định tại Điều 123, Bộ luật Hình sự năm 20 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Cơ quan điều tra Công an tỉnh Hòa Bình đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Trường hợp bị can gây án do sử dụng chất khích thích thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, quy định tại Điều 13, Bộ luật Hình sự năm 20, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc mất khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
“Trong vụ án này, Dũng đã mượn hung khí là dao, thực hiện hành vi một cách quyết liệt, man rợ. Hậu quả là rất lớn khi 7 người thương vong, trong đó 3 người đã tử vong. Các cơ quan tố tụng sẽ làm rõ động cơ, nguyên nhân gây án của bị can. Theo tôi, xét tính chất, mức độ và hậu quả của vụ án, Nguyễn Công Dũng sẽ đối mặt với mức án cao nhất là tử hình. Bởi hành vi của đối tượng có tính chất côn đồ và giết nhiều người”, luật sư Đức phân tích.
Điều 123 Bộ Luật hình sự, tội giết người được quy định như sau:
"1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Giết 02 người trở lên; b) Giết người dưới 16 tuổi; c) Giết phụ nữ mà biết là có thai; d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ; k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; m) Thuê giết người hoặc giết người thuê; n) Có tính chất côn đồ; o) Có tổ chức; p) Tái phạm nguy hiểm; q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”