Tin vắn thế giới ngy 11/3: Quốc hội Mỹ thng qua gi cứu trợ COVID-19, quy m lớn nhất 1 thế hệ

Chuyển động - Ngày đăng : 07:40, 11/03/2021

Quốc hội Mỹ thng qua gi cứu trợ COVID-19, quy m lớn nhất 1 thế hệ; Ổ dịch COVID-19 ở Brazil bị ví với bom nguyên tử, ‘l ấp’ biến thể; Ấn Độ ‘bung nở’ mạng xã hội nhằm thế chân Twitter, TikTok… l tin tức thế giới đáng chú ý.

Quốc hội Mỹ thông qua gói cứu trợ COVID-19, quy mô lớn nhất 1 thế hệ

Ngày 10/3 (rạng sáng 11/3 theo giờ Việt Nam), Hạ viện Mỹ do phe Dân chủ kiểm soát đã bỏ phiếu thông qua gói cứu trợ đại dịch COVID-19 trị giá 1.900 tỷ USD. Đây là gói cứu trợ quy mô thuộc diện lớn nhất trong 1 thế hệ tại nước này.

Theo tờ The Hill và Washington Post, gói cứu trợ đã được thông qua với tỷ lệ phiếu sít sao và mang đậm tính đảng phái tại Hạ viện do toàn bộ phe Cộng hòa thiểu số phản đối. Như vậy, gói cứu trợ 1.900 tỷ USD đã được lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua, vì trước đó gói cứu trợ này đã vượt qua “ải” Thượng viện.

us-covid.jpg
Trụ sở Quốc hội Mỹ ở Washington D.C, Ảnh: Stanford News

Tổng thống Biden và áp lực từ một thỏa thuận thời người tiền nhiệm Trump

Tổng thống Mỹ Joe Biden đang chịu sức ép để ra quyết định liệu có chấp hành thỏa thuận hòa bình đạt được dưới thời người tiền nhiệm Donald Trump để đến 1/5 đưa 2.500 binh sĩ tại Afghanistan hồi hương hay không.

Chính quyền cựu Tổng thống Trump đặt mục tiêu vào ngày 1/5 sẽ rút toàn bộ binh sĩ khỏi Afghanistan. Thỏa thuận đạt được năm 2020 giữa Mỹ và Afghanistan tạo cơ hội để Washington giảm hoạt động nhưng kèm theo điều kiện là bạo lực thuyên giảm và Kabul cùng Taliban có đối thoại hòa bình hiệu quả. Theo Bloomberg, Taliban sau đó ngưng tấn công người Mỹ bởi tin rằng lực lượng quân sự nước ngoài sẽ rời đi.

Trung Quốc bế mạc Kỳ họp thứ 4 Hội nghị Chính Hiệp toàn quốc Khóa XIII

Chiều 10/3, tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh đã diễn ra phiên bế mạc Kỳ họp thứ tư Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc (Chính Hiệp Toàn quốc) Khóa XIII.

Tại kỳ họp lần này, các đại biểu đã tập trung thảo luận và tham mưu xung quanh nhiều vấn đề được nhân dân, dư luận trong và ngoài Trung Quốc quan tâm nhất hiện nay, trong đó có Kế hoạch 5 năm lần thứ 14, công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19, phục hồi và phát triển kinh tế…

Mỹ sẽ tổ chức cuộc gặp các quan chức ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc

Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 10/3 cho biết các quan chức hàng đầu của Chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ có cuộc gặp đầu tiên trong tuần tới với các quan chức Trung Quốc tại bang Alaska của Mỹ.

Dự kiến, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan sẽ hội đàm với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khiết Trì tại thành phố Anchorage của bang Alaska vào ngày 18/3.

Lầu Năm Góc gia hạn hoạt động của lực lượng bảo vệ Đồi Capitol đến hết 23/5

Ngày 10/3, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã chấp thuận việc giữ gần 2.300 Vệ binh Quốc gia tại Đồi Capitol cho đến hết ngày 23/5.

Theo người phát ngôn Bộ Quốc phòng John Kirby, trong thời gian gia hạn, các quan chức Lầu Năm Góc sẽ “làm việc với Cảnh sát Quốc hội để giảm dần lực lượng Vệ binh Quốc gia khi điều kiện cho phép”.

Đô đốc Mỹ lo ngại Trung Quốc xử lý dứt điểm vấn đề Đài Loan vào năm 2027

Tư lệnh hàng đầu của quân đội Mỹ lo ngại, Trung Quốc có thể xử lý dứt điểm vấn đề Đài Loan (Trung Quốc) trong vòng 6 năm tới.

Phát biểu trong phiên điều trần trước Ủy ban Quân lực Thượng viện ngày 9/3 (giờ địa phương), Đô đốc Phillip Davidson, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ (INDOPACOM) nhận định Trung Quốc có thể sẽ thống nhất Đài Loan vào năm 2027. Ông đồng thời cho rằng tuy đặt kỳ vọng sẽ vượt Mỹ vào năm 2050, nhưng hành động của Bắc Kinh đối với Đài Loan có thể sẽ xuất hiện sớm hơn nhiều, chỉ sau hơn một nửa thập kỷ tới.

Ngoại trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đồng loạt tới Hàn Quốc và Nhật Bản trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên

Ngày 10/3, giới chức cấp cao Nhà Trắng thông báo Ngoại trưởng Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin của nước này sẽ tới thăm Nhật Bản và Hàn Quốc tuần tới. Đây sẽ là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của các quan chức ngoại giao và quốc phòng hàng đầu này trong chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Nga và Arab Saudi nhất trí hợp tác trong OPEC+ nhằm bình ổn giá dầu

Ngày 10/3, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết các nhà sản xuất thuộc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác (nhóm OPEC+) sẽ cố gắng đảm bảo không có biến động mạnh về giá dầu, đồng thời nhận định mức giá hiện nay đã phần nào phản ánh sự cân bằng giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng.

UNICEF cần bổ sung 1 tỷ USD hỗ trợ các nước nghèo tiếp cận vaccine

Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) ngày 10/3 đã hối thúc các nước bổ sung nguồn tài chính hỗ trợ để các nghèo được tiếp cận vaccine ngừa COVID-19 và theo quỹ, khoản đóng góp cần có khoảng 1 tỷ USD.

Tại Hội nghị chính phủ thế giới được tổ chức trực tuyến tại Dubai, Giám đốc điều hành UNICEF Henrietta Fore đưa ra lời kêu gọi bổ sung đóng góp nêu trên, đồng thời nhấn mạnh khoản quỹ này có thể được giải ngân củng cố hệ thống y tế tại những nước nghèo hơn và hỗ trợ phân phối vaccine tại các nước này.

031021-my-vaccine-thua-1.jpg
Ảnh minh họa

Nước giàu tiêm vaccine COVID-19 cho 1 người/1 giây, nước nghèo chưa có liều nào

Theo Liên minh Vaccine Nhân dân, tại các nước giàu, cứ mỗi giây lại có một người được tiêm vaccine COVID-19. Trái lại, phần lớn nước nghèo lại chưa có liều vaccine nào.

Liên minh Vaccine Nhân dân là một nhóm tổ chức, trong đó có Oxfam, International Fronline AIDS, UNAIDS. CNN dẫn lời liên minh nói trên cho biết các nước giàu có này đang ngăn các nước đang phát triển nỗ lực tiếp cận quyền sở hữu trí tuệ về vaccine COVID-19.

Hàn Quốc xem xét đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine ngừa COVID-19

Chính phủ Hàn Quốc ngày 10/3 cho biết đang xem xét phương án tăng số người được tiêm mũi thứ nhất vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca (Anh) bằng cách sử dụng lượng vaccine vốn được dự trù để tiêm mũi thứ 2, nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vaccine trong cộng đồng.

Chile vượt Israel trở thành nước tiêm vaccine COVID-19 nhanh nhất thế giới

Chile đã vượt qua Israel trở thành quốc gia có nhiều người được tiêm vaccine COVID-19 nhất thế giới.

Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc), chính phủ Chile tuyên bố trên Twitter ngày 9/3 sau khi tổ chức Our World in Data công bố dữ liệu: Chile đã tiêm trung bình 1,08 liều vaccine/ngày/100 dân trong 7 ngày qua. Trong khi Israel đã tiêm trung bình 1,03 liều/ngày/100 dân.

Indonesia chuẩn bị tiếp nhận vaccine của hãng Sinopharm

Indonesia sẽ tiếp nhận 500.000 liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm Sinopharm (Trung Quốc) vào cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4 tới.

Maroc và Kenya phê duyệt vaccine Sputnik V của Nga

Ngày 10/3, Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) cho biết Maroc và Kenya đã cấp phép lưu hành cho vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V của Nga. Hiện loại vaccine này đã được 48 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới phê duyệt.

Nghiên cứu: Biến thể của virus SARS-CoV-2 phát hiện ở Anh gây tử vong cao hơn

Theo một nghiên cứu của Anh được đăng tải trên tập san British Medical Jourrnal số ra ngày 10/3, biến thể của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 phát hiện ở Anh hồi cuối năm ngoái, hay còn gọi là biến thể B.1.1.7, có khả năng gây tử vong cao hơn từ 30 - 100% so với các chủng trước.

Đức cảnh báo sự lây lan rộng của biến thể phát hiện ở Anh

Viện dịch tễ Robert Koch (RKI) của Đức ngày 10/3 thông báo biến thể phát hiện ở Anh có tính lây nhiễm cao ngày càng lây lan mạnh ở Đức và hiện đã chiếm tới 55% số ca lây nhiễm mới ở nước này.

Trước sự lây lan mạnh của các biến thể mới, Đức đã áp đặt nhiều biện pháp, trong đó có đóng cửa biên giới với các nước và khu vực giáp Đức, những nơi có tỷ lệ mắc biển thế mới ở mức cao.

EU mua bổ sung 4 triệu liều​ vaccine của Pfizer/BioNTech

Ngày 10/3, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết EU sẽ được bổ sung 4 triệu liều vaccine của hãng Pfizer/BioNTech trong hai tuần tới.

Trong một tuyên bố, bà der Leyen cho biết số vaccine trên - cao hơn mức mà nhà sản xuất vaccine đã nhất trí - sẽ được chuyển tới các vùng biên giới bị ảnh hưởng nhằm "giúp đảm bảo hoặc khôi phục sự di chuyển tự do của người và hàng hóa".

Tây Ban Nha có thể triển khai hộ chiếu vaccine vào tháng 5

Ngày 10/3, Bộ trưởng Du lịch Tây Ban Nha Reyes Maroto cho biết nước này có thể bắt đầu sử dụng hộ chiếu vaccine vào tháng 5 tới, khi hội chợ du lịch quốc tế FITUR được tổ chức ở thủ đô Madrid.

Nam Phi tìm cách giải quyết tình trạng phân biệt đối xử vì biến thể của SARS-CoV-2

Báo cáo trước Quốc hội Nam Phi, Bộ trưởng Du lịch Mmamoloko Kubayi-Ngubane ngày 9/3 cho biết Bộ Du lịch đang tích cực chuẩn bị cuộc gặp với đại sứ các nước tại Nam Phi nhằm giải quyết tình trạng phân biệt đối xử với nước này do biến thể 501Y.V2 của virus SARS-CoV-2.

Ổ dịch COVID-19 ở Brazil bị ví với bom nguyên tử, ‘lò ấp’ biến thể

Theo tờ Dailymail, Brazil đã mất kiểm soát tình hình dịch COVID-19 khi biến thể của SARS-CoV-2, hay còn gọi là P.1, đang hoành hành ở phần lớn bang và không có dấu hiệu chậm lại.

Nhà toán học sinh học tại Đài quan sát COVID-19 Brazil, Tiến sĩ Roberto Kraenkel, nói: “Thông tin này là quả bom nguyên tử. Tôi ngạc nhiên vì mức độ các biến thể được phát hiện ở đó…. Mọi biến thể gây lo ngại đều lây lan nhanh hơn và điều này có nghĩa đây là giai đoạn tăng tốc của dịch bệnh. Một thảm họa”.

bien_the_moi_sars-cov-2_bbc.jpg

Chính quyền Los Angeles cho phép trường học mở cửa trở lại

Chính quyền thành phố Los Angeles, bang California (Mỹ) đã đạt thỏa thuận với hiệp hội phụ huynh về lộ trình mở cửa trường học trở lại. Các trường tiểu học và mẫu giáo sẽ là nhóm đầu tiên nối lại việc giảng dạy trực tiếp vào giữa tháng 4 tới. Tiếp đó là các trường trung học cơ sở vào cuối tháng 4.

Thỏa thuận này phụ thuộc vào tiến trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho các nhân viên trường học và việc nới lỏng các biện pháp phòng dịch tại thành phố. Thỏa thuận còn cần sự thông qua của ban lãnh đạo nhà trường và Hiệp hội giáo viên Los Angeles.

Quốc hội Libya thông qua danh sách chính phủ lâm thời

Ngày 10/3, Quốc hội Libya đã thông qua chính phủ lâm thời với nhiệm vụ giúp chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử vào ngày /12 tới, một bước đi quan trọng hướng tới việc chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài một thập kỷ tại quốc gia Bắc Phi này.

Ấn Độ ‘bung nở’ mạng xã hội nhằm thế chân Twitter, TikTok

Các mạng xã hội "cây nhà lá vườn" của Ấn Độ đang tận dụng cơ hội lớn khi New Delhi tăng cường áp lực lên các công ty công nghệ toàn cầu như Twitter, Facebook và cấm các ứng dụng đình đám của Trung Quốc.

Trong khi Twitter bị kẹt trong bế tắc kéo dài với chính phủ Ấn Độ xung quanh việc công ty từ chối gỡ một số tài khoản nhất định, thì một giám đốc điều hành cấp cao của một mạng xã hội nội địa Ấn Độ cho biết, ứng dụng của công ty này đang “quá tải”.

Nga: Giảm tốc độ dịch vụ của Twitter trên 100% thiết bị di động

Cơ quan giám sát thông tin và truyền thông Nga, Roskomnadzor ngày 10/3 thông báo bắt đầu giới hạn hoạt động của mạng xã hội Twitter tại nước này, theo đó giảm tốc độ dịch vụ của Twitter trên 100% thiết bị di động và 50% thiết bị cố định.

Nga triển khai hệ thống thanh toán nhận dạng khuôn mặt

Để đưa vào sử dụng hệ thống thanh toán nhận dạng khuôn mặt, nhóm X5 - tập đoàn sở hữu các cửa hàng tiện lợi Pyaterochka và chuỗi siêu thị Perekrestok, đã phối hợp với hệ thống thanh toán Visa và ngân hàng Sberbank. Hiện dịch vụ này đã được triển khai tại 52 siêu thị Perekrestok và sẽ được nâng lên thành 0 siêu thị vào cuối tháng 3.

Ngoài ra, hệ thống này cũng sẽ được lắp đặt tại 30 cửa hàng Pyaterochka vào cuối tháng 4. Nhóm X5 đặt mục tiêu triển khai hệ thống thanh toán nhận diện khuôn mặt tại khoảng 3.000 cửa hàng trên khắp nước Nga trước cuối năm 2021.

Ấn Độ: Xe chở khách lao xuống vực khiến ít nhất 18 người thương vong

Đã có ít nhất 8 người thiệt mạng và 10 người khác bị thương trong ngày 10/3 sau khi xe khách lao xuống vực trong lúc di chuyển tại khu vực đồi núi ở bang Himachal Pradesh, miền Bắc Ấn Độ.

Bạch Dương