Phiên ta rút kinh nghiệm vụ án bị cáo bị truy tố về tội "Tham ti sản"
Cải cách tư pháp - Ngày đăng : 10:47, 11/03/2021
Nội dung vụ án thể hiện: Từ tháng 8/1989 đến tháng 5/2018, Trần Thị Thu Hiền được Thủ trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lâm Đồng phân công nhiệm vụ nhân viên tài chính, Cơ quan 04 Phòng thuộc Bộ CHQS tỉnh Lâm Đồng, quân số thuộc Phòng Tham mưu.
Hiền làm thủ quỹ, có nhiệm vụ lập dự trù kinh phí, tạm ứng, nhận kinh phí, cấp phát lương, công tác phí, tiền điện nước, tiền ăn cho hạ sĩ quan chiến sỹ, quyết toán kinh phí của Cơ quan 04 Phòng với Ban Tài chính - Bộ CHQS tỉnh Lâm Đồng.
Tháng 5/20, Trần Thị Thu Hiền và chồng vay số tiền 3 tỉ đồng để mua nhà. Hàng tháng Hiền phải trả lãi vay và gốc khoảng 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng. Trong quá trình tìm nhà để mua, Hiền cho Nguyễn Thị Thu Nhàn vay số tiền 3 tỉ đồng.
Do làm ăn thua lỗ, nên Nhàn chỉ trả tiền lãi đã vay cho Hiền được 3 tháng đầu, nên hàng tháng Hiền lấy tiền của đơn vị để chi trả tiền gốc và lãi đã vay. Để hợp thức hóa số tiền chiếm đoạt, Hiền lập hồ sơ, sổ sách kế toán hàng tháng (Chứng từ ghi sổ lưu ở cơ quan 04 Phòng, không phải hồ sơ chứng từ quyết toán với Ban Tài chính) không định khoản chi tiết, nội dung chi ghi chung chung; ghi thêm nội dung chi không có trên thực tế vào danh sách cấp phát, Bảng tổng hợp chứng từ gốc, Sổ chi tiết, Nhật ký sổ cái; lập khống các phiếu chi không có chi trên thực tế, không lập phiếu thu khi nhận hoàn ứng; chuyển dư nợ từ tài khoản tạm ứng sang tài khoản chờ quyết toán để được ứng tiền dôi ra so với thực chi,…
Tháng 5/2018, Trần Thị Thu Hiền được đơn vị điều động làm nhiệm vụ khác và bàn giao công tác tài chính cho anh Nguyễn Huy Long. Tiến hành bàn giao và chốt sổ kế toán tài chính cơ quan 04 phòng đến ngày 31/5/2018 thì Hiền còn tạm ứng (dư nợ) của Ban Tài chính số tiền 3.365.299.6 đồng, nhưng trên thực tế Hiền không còn tiền mặt để bàn giao cho anh Nguyễn Huy Long, số tiền này Hiền đã chiếm đoạt và sử dụng cho mục đích cá nhân như đã nêu trên.
Căn cứ vào các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhân thân, hậu quả của vụ án, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Trần Thị Thu Hiền năm tù về tội “Tham ô tài sản” theo điểm b khoản 4 Điều 353 Bộ luật Hình sự
Ngay sau khi xét xử, Tòa án quân sự Quân khu 7 đã tổ chức phiên họp rút kinh nghiệm với các thành phần tham dự gồm: Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên của Tòa án quân sự Quân khu 7; Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Cán bộ kiểm sát các Viện kiểm sát quân sự hai cấp Quân khu 7 và các Hội thẩm quân nhân tham gia xét xử.
Tại phiên họp các ý kiến đã phân tích những ưu điểm và những tồn tại cần rút kinh nghiệm chung. Trong đó, Tòa án quân sự Quân khu 7 đã lựa chọn vụ án phù hợp với tiêu chí có một phiên tòa rút kinh nghiệp, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát quân sự Quân khu 7 và làm tốt công tác chuẩn bị để phiên tòa rút kinh nghiệm đạt hiệu quả cao, chất lượng theo đúng tinh thần cải cách tư pháp.
Phiên tòa xét xử được thực hiện theo đúng các nguyên tắc do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định; hình thức tổ chức phiên tòa trang nghiêm; quyết định của bản án bảo đảm tính thuyết phục, phù hợp với quy định của Bộ luật Hình sự và các quy định khác của pháp luật, được mọi người tham dự phiên tòa đồng tình, nhất trí cao. Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhưng Tòa án quân sự Quân khu 7 đã thực hiện nghiêm túc về việc phòng, chống dịch trong suốt quá trình diễn ra phiên tòa.
Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm đã đạt được, các ý kiến cũng cho rằng, nhằm thực hiện tốt tinh thần cải cách tư pháp, đồng thời để các phiên tòa sau đạt được kết quả cao hơn nữa thì thành viên Hội đồng xét xử cần lưu tâm rút kinh nghiệm một số vấn đề như: Cần xét hỏi thêm một số người tham gia tố tụng khác để xác định có yếu tố đồng phạm hay không; cách xưng hô của Hội đồng xét xử đối với người tham gia tố tụng có khi chưa phù hợp; cần làm rõ thêm một số tình tiết khác của vụ án để đảm bảo tính thuyết phục cao…
Thượng tá Trần Giang Nam, Chánh án Tòa án quân sự Quân khu 7 cũng nhận định, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã có sự cố gắng đầu tư về thời gian, lựa chọn và đề xuất vụ án để tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm theo đúng Hướng dẫn số 136/HD-TANDTC ngày 30/3/2017 của TANDTC và Công văn số 7/TA-NCTH ngày 26/4/2017 của Tòa án quân sự Trung ương.
HĐXX đã có sự nghiên cứu và nắm chắc hồ sơ vụ án, việc xét hỏi đi đúng vào trọng tâm cần chứng minh của vụ án; các thành viên của Hội đồng xét xử cũng như Kiểm sát viên đã có sự phân công trong việc xét hỏi những người tham gia tố tụng một cách hợp lý; Thẩm phán chủ tọa phiên tòa thực hiện đúng các nguyên tắc của Bộ luật Tố tụng hình sự, đã tạo điều kiện cho các bên tham gia tranh tụng được thực hiện đầy đủ các quyền do pháp luật quy định; quyết định của bản án có căn cứ pháp luật, tính thuyết phục và được dựa vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa.
Chánh án Tòa án quân sự Quân khu 7 cũng đề nghị các đồng chí thành viên HĐXX, Thư ký phiên tòa cần tiếp thu rút kinh nghiệm các mặt ưu điểm, những tồn tại mà các thành viên tham dự phiên họp đã chỉ ra, đồng thời tiếp tục nghiên cứu các quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, các quy định khác có liên quan và cần nghiên cứu, học tập để nâng cao hơn nữa các kỹ năng xét xử để đáp ứng cho yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của hệ thống TAND trong tình hình mới.