Tín hiệu khả quan sau 2 tháng thi hnh Luật Ha giải, đối thoại tại Ta án

Ta án - Ngày đăng : 12:44, 16/03/2021

Luật Ha giải, đối thoại tại Ta án kể từ khi chính thức c hiệu lực đã được triển khai đồng bộ v đạt những kết quả đáng khích lệ, mang lại những tín hiệu khả quan.

Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 09 Quốc hội khóa XIV tháng 06/2020, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.

Ngay sau đó, TANDTC đã ban hành Kế hoạch triển khai thi hành luật, ban hành kèm theo Quyết định số 187/QĐ-TANDTC ngày 17/07/2020 và Quyết định số 267/QĐ-TANDTC ngày 25/09/2020 về việc Thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

Ngày 25/02/2021, TANDTC đã ban hành Quyết định số 27/QĐ-TANDTC về kế hoạch kiểm tra việc triển khai thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án với 07 Đoàn công tác thực hiện trong phạm vi toàn quốc.

anh-1(1).jpg
Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình phát biểu về sơ kết thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án

Khẩn trương thực hiện thi hành Luật, cho đến nay hầu hết các TAND đã thành lập Hội đồng tư vấn, tuyển chọn Hòa giải viên, tổ chức họp Hội đồng và đã Quyết định bổ nhiệm Hòa giải viên theo hướng dẫn của TANDTC. Số lượng Hòa giải viên trong toàn quốc là 2.7 người, hầu hết các Hòa giải viên đều có trình độ pháp luật theo quy định, có kỹ năng và kinh nghiệm tiến hành hòa giải, đối thoại.

Các TAND đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến Luật và các văn bản quy định chi tiết, các hoạt động triển khai Luật dưới nhiều hình thức khác nhau, như: Ban hành kế hoạch tuyên truyền; tổ chức Hội nghị triển khai thi hành Luật; tuyên truyền thông qua các đợt tập huấn; tham gia hoạt động tuyên truyền pháp luật của Chi hội Luật gia, Chi đoàn Đoàn thanh niên TAND kết hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tại địa phương.

Một số Tòa án thực hiện việc cấp phát sách Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án cho toàn thể cán bộ, công chức tại đơn vị; đăng tải thông báo tuyển chọn Hòa giải viên; các bài viết tuyên truyền, phổ biến Luật trên trang thông tin điện tử của TAND; phối hợp với Đài phát thanh, Đài truyền hình địa phương để tuyên truyền, phổ biến Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án để đông đảo tổ chức và nhân dân được biết...Do nghiêm túc thực hiện các giải pháp, về cơ bản việc thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án đã được triển khai đồng bộ và đạt những kết quả đáng khích lệ.

anh-2(1).jpg
Lãnh đạo, Thẩm phán TAND các địa phương phát biểu ý kiến về vướng mắc cần tháo gỡ trong thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án

Sau 02 tháng thi hành Luật, số lượng đơn khởi kiện, đơn yêu cầu mà TAND cấp tỉnh và cấp huyện trên toàn quốc nhận được từ ngày 01/01/2021 đến ngày 28/02/2021 là 38.661 đơn. Số lượng vụ, việc chuyển sang hòa giải, đối thoại tại Tòa án là 2.544 vụ, việc (chiếm tỷ lệ 6% số lượng đơn khởi kiện, đơn yêu cầu mà Tòa án nhận được).

Số lượng vụ, việc đã được hòa giải thành, đối thoại thành là 662 vụ, việc (chiếm tỷ lệ 26% số lượng vụ, việc chuyển sang hòa giải, đối thoại). Số lượng vụ, việc đã ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành là 309 vụ, việc (chiếm tỷ lệ 47% số lượng vụ, việc hòa giải thành, đối thoại thành).

Một số Tòa án có số lượng vụ, việc ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành cao như: Nghệ An (67 vụ, việc), Hải Phòng (63 vụ, việc), Bạc Liêu (38 vụ, việc), Vĩnh Phúc (35 vụ, việc), Bình Dương (22 vụ, việc), Hà Giang (09 vụ, việc).

Bước đầu thi hành Luật, các TAND gặp một số khó khăn, vướng mắc, như: cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc còn thiếu và không đồng bộ; biểu mẫu ra quyết định công nhận hòa giải thành chưa thống nhất; tiêu chuẩn lựa chọn Hòa giải viên...

Đề xuất, kiến nghị các giải pháp để thi hành Luật Hòa giải, đối thoại đạt kết quả tốt hơn, tại Hội nghị sơ kết công tác toàn quốc, các đại biểu mong muốn TANDTC quan tâm đến công tác trang cấp cơ sở vật chất, thiết bị làm việc; có hướng dẫn kịp thời về biểu mẫu; sớm có ý kiến trao đổi, giải pháp cụ thể, kịp thời để tháo gỡ khó khăn; hướng dẫn về tiêu chí thi đua đối với Hòa giải viên; tiếp tục tổ chức tập huấn về thi hành luật...; về việc thu phí khi Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành hiện còn nhiều ý kiến khác nhau, nên đề nghị TANDTC có hướng dẫn cụ thể, kịp thời.

anh-3.jpg
Các đại biểu TAND phát biểu tháo gỡ khó khăn trong thi hành Luật Hòa giải đối thoại tại Tòa án

Phát biểu kết luận về việc triển khai thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Chánh án TANDTC đánh giá cao sự nỗ lực cùng những kết quả bước đầu đạt được của các Tòa án. Chia sẻ với những khó khăn, ghi nhận những kiến nghị, đề xuất của các đơn vị, Chánh án Nguyễn Hòa Bình yêu cầu các đơn vị liên quan tham mưu kịp thời các giải pháp để lãnh đạo TANDTC xem xét, quyết định. Các Tòa án cần chủ động, tranh thủ, bố trí hợp lý mọi nguồn lực để triển khai thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án hiệu quả hơn.

Lê Phúc Hỷ