Tin vắn thế giới ngy 20/3: Tổng thống Biden hối thúc thng qua Đạo luật về Tội ác th hận COVID-19

Chuyển động - Ngày đăng : 07:50, 20/03/2021

Tổng thống Mỹ kêu gọi Quốc hội thng qua Đạo luật về Tội ác th hận COVID-19; Hạ viện Mỹ thng qua dự luật lên án cuộc đảo chính ở Myanmar; WHO tiếp tục khẳng định vaccine của AstraZeneca an ton… l tin tức thế giới đáng chú ý.

Tổng thống Mỹ kêu gọi Quốc hội thông qua Đạo luật về Tội ác thù hận COVID-19

Ngày 19/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thúc giục Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật về Tội ác thù hận đại dịch COVID-19 sau các vụ xả súng diễn ra ở thành phố Atlanta, bang Georgia, khiến 8 người thiệt mạng, trong đó có 6 phụ nữ gốc Á.

Tuyên bố của Tổng thống Biden nêu rõ: "Đạo luật này sẽ giúp thúc đẩy phản ứng của chính phủ liên bang đối với sự gia tăng của tội phạm thù hận ngày càng trầm trọng khi đại dịch COVID-19 xảy ra, hỗ trợ chính quyền tiểu bang và địa phương cải thiện việc báo cáo tội phạm thù hận và đảm bảo rằng thông tin về tội ác thù hận dễ tiếp cận hơn đối với các cộng đồng người Mỹ gốc Á”.

joe-biden.jpg
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thúc giục Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật về Tội ác thù hận đại dịch COVID-19

Hạ viện Mỹ thông qua dự luật lên án cuộc đảo chính ở Myanmar

Ngày 19/3, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật lên án cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar trong bối cảnh các nhà lập pháp chỉ trích chiến thuật ngày càng khắc nghiệt được sử dụng để trấn áp các cuộc biểu tình kể từ khi chính phủ dân cử của bà Aung San Suu Kyi bị lật đổ hôm 1/2 vừa qua.

Dự luật trên được thông qua với tỷ lệ ủng hộ áp đảo với 398 phiếu thuận và 14 phiếu chống, theo đó lên án cuộc đảo chính và việc giam giữ các nhà lãnh đạo dân sự của Myanmar, kêu gọi trả tự do cho tất cả những người bị giam giữ và những người được bầu để tiếp tục nhiệm vụ phục vụ trong quốc hội.

Hội đàm cấp cao Mỹ-Trung kết thúc không có tuyên bố chung

Ngày 19/3 (giờ địa phương), cuộc hội đàm theo hình thức trực tiếp đầu tiên giữa các quan chức cấp cao của Mỹ và Trung Quốc đã kết thúc mà không đưa ra bất cứ tuyên bố mang tính đột phá nào, cho thấy hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ còn nhiều việc phải làm để tìm thấy điểm chung trong bối cảnh quan hệ song phương trở nên căng thẳng.

Tổng thống Mỹ và đại diện các nước ủy viên thường trực HĐBA LHQ họp trực tuyến

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc gặp trực tuyến với đại diện các nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), hay còn gọi là nhóm P5, với sự tham dự của Đặc phái viên Tổng thống Mỹ về khí hậu John Kerry và Phó Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jon Finer.

Trong cuộc gặp này,Tổng thống Biden đã tái khẳng định cam kết của Mỹ đối với vai trò lãnh đạo toàn cầu dựa trên các giá trị và tái gắn kết với các tổ chức quốc tế, đặc biệt là LHQ.

Argentina và ASEAN thúc đẩy hợp tác

Ngày 19/3, Ngoại trưởng Argentina Felipe Sola đã có buổi làm việc với Đại sứ các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có trụ sở tại Buenos Aires bao gồm Việt Nam, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Malaysia nhằm thảo luận về mối quan hệ giữa hai bên, cũng như phương hướng thúc đẩy hợp tác của Argentina với khối ASEAN.

Phát biểu tại cuộc gặp, Ngoại trưởng Sola khẳng định ASEAN đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược của Argentina mở rộng hợp tác thông qua khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) mà nước này là một thành viên, đồng thời bày tỏ mong muốn tăng cường và đa dạng hóa quan hệ thương mại với các nước thành viên ASEAN, cũng như thúc đẩy đầu tư sản xuất và hợp tác trong lĩnh vực công nghệ cao.

EU khởi kiện Anh ra Tòa án Công lý châu Âu

Ủy ban châu Âu (EC) tiếp tục gia tăng áp lực nhằm buộc Anh thu 100 triệu euro (khoảng 119 triệu USD) tiền miễn thuế cho các doanh nghiệp đa quốc gia hoạt động tại vùng lãnh thổ Gibraltar trong khoảng thời gian London vẫn còn là thành viên của Liên minh châu Âu (EU).

WHO đánh giá tích cực chiến dịch tiêm chủng tại châu Phi

Tại châu Phi, gần 7 triệu liều vaccine COVID-19 đã được sử dụng tiêm chủng cho các nhóm ưu tiên.

Trong tuyên bố đưa ra ngày 18/3, Giám đốc Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực châu Phi, bà Matshidiso Moeti, cho biết chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại châu lục này đang đạt được tiến bộ nhất định trong bối cảnh các nước đang nỗ lực làm phẳng đường cong dịch bệnh và nhanh chóng mở cửa trở lại các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn.

WHO tiếp tục khẳng định vaccine của AstraZeneca an toàn

Ngày 19/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ủng hộ mạnh mẽ việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca, đồng thời kêu gọi các quốc gia duy trì việc triển khai tiêm chủng sau khi xem xét các báo cáo về hiện tượng đông máu ghi nhận ở một số trường hợp được tiêm vaccine.

Hãng dược Ấn Độ có thể sản xuất 200 triệu liều vaccine Sputnik V

Ngày 19/3, nhà phát triển vaccine phòng COVID-19 Sputnik V của Nga thông báo đã ký một thỏa thuận hợp tác với một hãng dược của Ấn Độ để sản xuất 200 triệu liều vaccine này.

Cụ thể, Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF), đơn vị tham gia phát triển Sputnik V, cho biết đã ký hợp đồng đối tác với hãng Stelis Biopharma để sản xuất và cung cấp ít nhất 200 triệu liều vaccine này. Dự kiến, Stelis Biopharma có thể bắt đầu cung cấp vaccine do công ty sản xuất ra thị trường vào nửa cuối năm nay.

nga-ho-tro-khong-hoan-lai-cho-vietnam-vaccine-sputnikv.jpg

Làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ ba bùng phát, Bỉ siết chặt các biện pháp phòng dịch

Phát biểu sau cuộc họp của Ủy ban Tham vấn về COVID-19 của chính phủ ngày 19/3, Bộ trưởng Bộ Y tế Bỉ, Frank Vandenbroucke nói rằng các biện pháp mới về phòng COVID-19 của chính phủ là cần thiết để đạt được 2 mục tiêu chính: Học sinh cấp 2 được trở lại lớp học hoàn toàn vào ngày 19/4 (sau 2 tuần nghỉ lễ Phục sinh) và mở cửa trở lại các quán cà phê và nhà hàng từ ngày 1/5.

Indonesia gia hạn các biện pháp phòng dịch

Ngày 19/3, giới chức Indonesia đã quyết định gia hạn biện pháp hạn chế hoạt động công cộng tới ngày 5/4 tới, đồng thời mở rộng quy mô thực hiện sang 5 tỉnh.

Israel duy trì kiểm soát thực hiện quy định phòng chống dịch

Ngày 19/3, Bộ An ninh Công cộng Israel thông báo sẽ tiếp tục kiểm soát việc thực hiện các quy định phòng chống dịch COVID-19 nơi công cộng, ví dụ quy định bắt buộc phải đeo khẩu trang hay quy định về số lượng người tối đa được phép tại các công ty và địa điểm vừa được phép mở cửa trở lại.

Ông Vandenbroucke nhấn mạnh, người dân Bỉ phải giảm thiểu các cuộc gặp gỡ và hoạt động đi lại, đặc biệt kêu gọi giới chủ tôn trọng các quy định về làm việc từ xa.

Indonesia, Pháp nối lại việc sử dụng vaccine của hãng AstraZeneca

Sau khi Cơ quan Quản lý dược phẩm của Liên minh châu Âu (EMA) khẳng định tính an toàn và hiệu quả của vaccine phòng COVID-19 do hãng dược phẩm AstraZeneca phối hợp với Đai học Oxford (Anh) bào chế, Indonesia và Pháp ngày 19/3 quyết định nối lại việc sử dụng vaccine này.

Thái Lan nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch đối với người nước ngoài nhập cảnh

Trug tâm Xử lý tình hình dịch COVID-19 của Chính phủ Thái Lan (CCSA) ngày 19/3 đã quyết định nới lỏng dần các biện pháp kiểm soát COVID-19 đối với người nước ngoài nhập cảnh từ ngày 1/4 tới, đồng thời gia hạn sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc cho tới ngày 31/5 nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.

Anh thí điểm sử dụng chứng nhận COVID-19 để mở lại các sự kiện thể thao

Ngày 19/3, Bộ trưởng Kỹ thuật số, Văn hóa, Truyền thông và Thể thao Anh Oliver Dowden cho biết nước này sẽ sử dụng thí điểm chứng nhận liên quan COVID-19 để mở lại các cuộc thi đấu thể thao, nhấn mạnh rằng việc người hâm mộ trở lại cổ vũ các cuộc thi đấu mùa Hè năm nay là rất quan trọng đối với tương lai của ngành thể thao.

Ngành dịch vụ Nhật Bản thêm chật vật khi Olympic vắng bóng khách nước ngoài

Các trung tâm thương mại và nhà hàng ở Nhật Bản sẽ bỏ lỡ cơ hội kinh doanh tốt, sau khi chính phủ nước này quyết định không cho khán giả nước ngoài nhập cảnh để theo dõi các sự kiện thể thao Olympic và Paralympic Tokyo. Đây sẽ tiếp tục là đòn giáng mạnh đối với các ngành dịch vụ của Nhật Bản vốn đang phải vật lộn để tồn tại do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Vay mượn của Chính phủ Anh lên mức cao kỷ lục

Theo Văn phòng Thống kê quốc gia (ONS), vay mượn của Chính phủ Anh trong tháng trước đã lên mức kỷ lục - tới 19,1 tỷ bảng Anh (26,6 tỷ USD), cao hơn nhiều so với mức chỉ 1,6 tỷ bảng của cùng kỳ năm 2020, trước khi xảy ra đại dịch.

Trong một tuyên bố, ONS nêu rõ đại dịch COVID-19 đã tác động đáng kể đối với nền kinh tế và các khoản vay, nợ của lĩnh vực công.

Hàng trăm người thiệt mạng do bạo lực tại miền Đông CHDC Congo

Gần 200 người thiệt mạng và 40.000 người rời bỏ nhà cửa kể từ tháng 1 vừa qua sau làn sóng tấn công của phiến quân Lực lượng Dân chủ đồng minh (ADF) tại Đông Bắc CHDC Congo. Đây là báo cáo của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) công bố ngày 19/3.

Lực lượng Houthi tấn công cơ sở lọc dầu của Arab Saudi

Ngày 19/3, Bộ Năng lượng Arab Saudi cho biết một cơ sở lọc dầu ở thủ đô Riyadh của nước này đã bị tấn công bằng các thiết bị bay không người lái.

Thông báo của Bộ Năng lượng Arab Saudi nêu rõ cơ sở lọc dầu trên thuộc Tập đoàn dầu mỏ quốc doanh Saudi Aramco. Vụ tấn công không gây thiệt hại về người và làm gián đoạn nguồn cung dầu, nhưng gây hỏa hoạn.

Bạch Dương