ĐBQH Nguyễn Văn Chiến: Nhiệm kỳ ny khng c án oan l nỗ lực lớn của hệ thống Ta án
Chính trị - Ngày đăng : 20:43, 25/03/2021
Báo cáo thể hiện Tòa án các cấp không ngừng đổi mới, triển khai nhiều biện pháp đột phá, sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Quốc hội giao.
Trong nhiệm kỳ qua, mặc dù số lượng công việc tăng (bình quân mỗi năm tăng khoảng 8%) với tính chất phức tạp, quy mô lớn và phải thực hiện nghiêm việc tinh giản biên chế nhưng các Tòa án đã không ngừng đổi mới, triển khai nhiều biện pháp đột phá, sáng tạo nên đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Quốc hội giao và đạt được nhiều kết quả nổi bật. Chất lượng xét xử tiếp tục được bảo đảm và có nhiều tiến bộ. Tỷ lệ bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan hàng năm đều dưới 1,5%, đạt chỉ tiêu Nghị quyết của Quốc hội và đặc biệt không để xảy ra tình trạng án oan sai.
Trả lời phòng vấn báo chí bên hành lang Quốc hội, đại biểu Nguyễn Văn Chiến, đoàn ĐBQH Hà Nội cũng đã có những đánh giá về vấn đề này.
PV: Tỷ lệ xét xử các vụ án hình sự trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV của ngành Tòa án đạt tới 99,5%, đại biểu đánh giá như thế nào về con số này?
ĐBQH Nguyễn Văn Chiến: Tôi cho rằng, đây là kết quả rất ấn tượng, vì đã giải quyết các vụ án hình sự đạt 99,5%. Nhiệm kỳ này không có các vụ án oan sai là sự nỗ lực rất lớn của cả hệ thống ngành Tòa án, đặc biệt là chủ trương bồi dưỡng nâng cao chất lượng xét xử của Thẩm phán. Có được kết quả này là do ngành Tòa án đã thực hiện tốt chủ trương cải cách tư pháp thời gian qua. So với nhiệm kỳ trước các vụ án dân sự, hành chính tồn đọng rất nhiều nhưng tại nhiệm kỳ đã giảm đáng kể, điều này cho thấy sự cố gắng, nỗ lực, nhất là trong năm cuối nhiệm kỳ. Nhờ vậy kết quả chung đã được nâng lên đáng kể, với 97,3% vụ án dân sự, hành chính đã được xét xử.
Như chúng ta đã biết, việc xét xử các các vụ án hành chính, vụ án dân sự có nhiều khó khăn, nan giải nhưng nhiệm kỳ này đã được giải quyết rất hiệu quả là điều rất đáng ghi nhận.
Qua tiếp xúc, nhiều cử tri cũng rất quan tâm đến hoạt động xét xử của Tòa án có đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân hay không. Vì vậy, tôi cho rằng việc nâng cao năng lực xét xử của Thẩm phán, qua đó thúc đẩy chất lượng công tác xét xử để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân cũng đặc biệt quan trọng, nhằm thực hiện tốt quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp.
PV: Để tiếp tục nâng cao chất lượng xét xử, hạn chế tối đa các vụ án oan, sai, theo ông đâu là nhiệm vụ quan trọng nhất cần triển khai trong thời gian tới?
ĐBQH Nguyễn Văn Chiến: Trước tiên, khi đề cập đến công tác xét xử, trước hết cần tuân thủ pháp luật. Hoạt động xét xử phải góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, nếu phát hiện có khiếm khuyết Tòa án phải tổng kết, nghiên cứu, kết luận kịp thời.
Thứ hai là phải nâng cao chất lượng xét xử, tức là nâng cao năng lực, điều kiện để giúp Thẩm phán trong quá trình xét xử tốt nhất. Thời gian qua, ngành Tòa án cũng đang triển khai các giải pháp bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ xét xử, đây là việc làm rất tốt, góp phần vào nâng cao chất lượng xét xử.
Bên cạnh đó cần tiếp tục bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán và bảo đảm nâng cao ý thức trách nhiệm cũng như đạo đức của người Thẩm phán để bảo đảm hoạt động xét xử nghiêm minh. Đồng thời, tiếp tục thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực tư pháp để giảm thiểu tối đa phiền hà cho người dân khi đến Tòa án giải quyết công việc thông qua việc thụ lý đơn qua hệ thống điện tử, cải cách thủ tục hành chính một cửa để từ đó giúp người dân thấy rằng giữa Tòa án và người dân gần gũi, thân thiện và tin tưởng, từ đó nâng cao vị thế, uy tín của hệ thống cơ quan tư pháp, trong đó ngành Tòa án là trọng tâm.
PV: Trong nhiệm kỳ qua không có án oan sai cũng là sự nỗ lực và thành công của rất lớn của ngành Tòa án, ông có đồng tình với quan điểm nay không?
ĐBQH Nguyễn Văn Chiến: Rõ ràng đây là quyết tâm rất lớn của ngành Tòa án, có sự chỉ đạo quyết liệt của người đứng đầu ngành Tòa án bằng các biện pháp quyết liệt của Chánh án TANDTC. Do vậy, nhiệm kỳ này không có án oan và những án oan tồn đọng trước đây cũng đã đẩy mạnh việc bồi thường trong nhiệm kỳ qua. Đây thực sự là cải cách rất lớn của ngành Tòa án cũng như thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu Quốc hội đề ra, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
PV: Trong Báo cáo về công tác của các Tòa án do Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình trình bày trước Quốc hội đã nêu lên 22 thành tựu nổi bật trong trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV. Vậy ông quan tâm đến vấn đề nào nhất hiện nay?
ĐBQH Nguyễn Văn Chiến: Qua báo cáo tổng kết cho thấy có 22 thành tựu nổi bật của ngành Tòa án, trong 22 nội dung này, tôi quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng xét xử, bởi vì chất lượng xét xử sẽ hướng tới hệ thống Tòa án đảm bảo uy tín, thực hiện quyền con người theo quy định của Hiến pháp.
Vì vậy, tôi thấy việc nâng cao chất lượng xét xử rất quan trọng vì nó sẽ hướng đến hệ thống Tòa án đảm bảo uy tín, đảm bảo quyền con người theo quy định của Hiến pháp. Bằng chứng là Tòa án các cấp đã xét xử các vụ án hình sự đạt tỷ lệ 99,5%; giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và lao động đạt tỷ lệ 97,3%; xét xử các vụ án hành chính đạt tỷ lệ 89,3%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết của Quốc hội. Việc xét xử các vụ án hình sự bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để xảy ra trường hợp nào kết án oan người không có tội.
Đồng thời, vấn đề thủ tục hành chính trong giai đoạn hiện nay đang được người dân cho rằng vẫn còn phiền hà trong quá trình thụ lý vụ án, đưa vụ việc ra Tòa. Do vậy, việc cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp, rút ngắn thời gian thụ lý, thuận tiện hơn cho người dân là rất cần thiết.
Tiếp đến là bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử. Trong các vụ án hình sự đây là việc rất quan trọng. Tòa án đã rất chú trọng việc đảm bảo nguyên tắc này. Việc tổ chức phiên tòa xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp cũng được Tòa án chú trọng. Các phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp được chỉ đạo đổi mới theo hướng công tác xét xử phải tuân thủ pháp luật, đảm bảo nguyên tắc tranh tụng. Hội đồng xét xử thực hiện đầy đủ các quyền năng pháp lý và chú trọng khắc phục sai sót. Các Thẩm phán đã nhận thức sâu sắc hơn tranh tụng là con đường đi đến công lý nên đã thực hiện nghiêm Chỉ thị của Chánh án TANDTC về việc không hạn chế thời gian tranh tụng, ghi nhận hết các vấn đề tranh tụng và căn cứ vào kết quả tranh tụng để đưa ra phán quyết.
PV: Trân trọng cảm ơn ông!