Kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn

Đời sống - Ngày đăng : 13:21, 04/04/2021

Khi c hỏa hoạn, mọi người thường hoảng loạn v c rất ít thời gian để suy nghĩ. Chính tâm lý đ khiến nạn nhân khng đủ tỉnh táo để quan sát tìm ra lối thoát hiểm. Do đ, trang bị các kỹ năng thoát hiểm l điều rất quan trọng v cần thiết.

Sáng 4/4, một vụ hỏa hoạn xảy ra tại ngôi nhà số 311 phố Tôn Đức Thắng (quận Đống Đa, Hà Nội) khiến 4 người trong gia đình tử vong thương tâm.

Hiện cơ quan chức năng đang tiếp tục tìm kiếm các nạn nhân và điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ cháy.

Lực lượng chức năng cho biết, ngọn lửa đã lan ra toàn bộ ngôi nhà hình ống, cao 3 tầng, 1 tum, mái lợp tôn hàn sắt. Căn nhà trên phố Tôn Đức Thắng chỉ có một lối ra vào duy nhất là cửa chính.

Trong bài viết này, xin giới thiệu tới độc giả 11 kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn xảy ra:

1. Thiết kế và định hướng rõ ràng đâu là cửa chính và đâu là cửa phụ. Khi lửa bùng cháy dữ dội và chặn mất đường ra ở cửa chính, bạn sẽ không bị hoảng hốt vì còn có cửa phụ để thoát ra ngoài.

2. Tạo một lối thoát hiểm an toàn. Khi nhà bị lửa tấn công thì suy nghĩ duy nhất là tìm cách thoát ra khỏi nhà càng nhanh càng tốt. Đừng chần chừ cố lấy cho bằng được của cải hoặc giấy tờ. Nán lại để gọi điện thoại cho đội cứu hỏa chỉ lãng phí thời gian quý báu thoát ra khỏi đám cháy. Tốt nhất là cố thoát ra ngoài, gọi nhờ điện thoại của người hàng xóm hoặc nhờ họ gọi.

3. Rèn luyện kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho mọi thành viên trong gia đình và cả người giúp việc.

4. Nếu nhà bạn có hai lầu trở lên, hãy mua thang có thể mang vác, di chuyển được. Khi gặp sự cố, bạn có thể thoát ra bằng cửa sổ mà không sợ bị ngã, nhưng cũng phải chắc rằng mọi người trong nhà đều phải biết chỗ để thang và làm cách nào để sử dụng nó.

5. Nếu bạn sống trong tòa nhà cao tầng hoặc khu chung cư, khi có đám cháy, đừng bao giờ di chuyển xuống dưới đất bằng thang máy vì bạn biết rõ tình trạng hỗn loạn khi có sự cố, và bạn dễ bị mắc kẹt trong thang máy do bị cúp điện.

6. Định trước điểm tập trung - một nơi an toàn bên ngoài nhà, nơi mà mọi người có thể tập trung ở đó và để kiểm tra số người trong gia đình đã thoát ra ngoài hết chưa.

7. Nhớ rằng không những lửa mà khói và hơi độc cũng có thể dẫn đến tử vong, chúng đánh bạn ngã gục trước khi bạn bị lửa tấn công. Để tránh bị ngộp vì khói, di chuyển ra ngoài bằng cách bò, một tay giữ ẵm em bé đặt sát bụng.

8. Khi tóc hoặc quần áo bị bén lửa dừng lại, nằm xuống và lăn người qua lại hoặc lăn tròn. Đừng quên dạy những đứa trẻ kỹ thuật này. Nếu bạn ở bên cạnh con khi quần áo của nó bắt lửa, hãy chụp lấy chăn đắp trùm nhanh lên người nó để dập tắt lửa.

9. Trước khi mở tung cửa chính nên kiểm tra tay cầm của cánh cửa xem nó có quá nóng không. Nếu tay cầm bị nóng do ngọn lửa đang bùng lên dữ dội ở phía sau, hãy thoát ra bằng cửa khác. Những người sống ở lầu một có thể thoát ra ngoài bằng cửa sổ. Đối với những người sống ở các tầng trên, tuy không thể nhảy xuống đất qua cửa sổ nhưng họ có thể chui ra ngoài, đứng tránh lửa trên mái vòm và dễ dàng được nhân viên cứu hỏa tìm thấy.

10. Dạy cho con chỗ ẩn trú nếu chúng bị kẹt lại trong phòng, dặn con chui xuống gầm giường và nằm sát xuống sàn nhà vì gầm giường là nơi đầu tiên những người lính cứu hỏa để mắt đến khi tìm kiếm những người còn kẹt lại.

11. Trên đường thoát ra ngoài nếu phải vượt qua một hành lang đầy khói, hãy nằm xuống và bò. Vì càng ở dưới thấp và gần cửa thì không khí tương đối thoáng hơn.

Duy Uyên (TH)