Xác định một cơ sở xả thải trái phép ra sng Mã
Mi trường - Ngày đăng : 18:43, 12/04/2021
Theo ông Khoa: “Qua kiểm tra thực tế và đấu tranh trực tiếp, bước đầu Công ty cổ phần chế biến lâm sản Phú Thành (đóng tại xã Thiết Kế, Bá Thước) đã thừa nhận việc xả thải ra sông Mã. Đơn vị này thừa nhận đã xả ra sông vào tối 11/4. Đoàn công tác yêu cầu Giám đốc công ty phải chỉ ra đường ống ngầm được chôn trái phép. Trên cơ sở kiểm tra bể chứa, lưu lượng xả và lời khai của những người có liên quan để cơ quan chức năng kết luận tổng lượng nước thải xả ra sông Mã là bao nhiêu. Cùng với việc lấy mẫu để phân tích xem các chất độc hại như thế nào".
Tại Công ty TNHH Tân Thái Thanh (xã Thiết Kế), người dân phản ánh đơn vị này xả thải trái phép. Chủ tịch huyện đã dẫn đoàn lên kiểm tra, xác minh thực tế. Do trời tối, có nhiều cây cối, địa hình dốc nên cơ quan chức năng cho người giám sát, sáng 12/4 tiếp tục kiểm tra. Trong sáng nay, đoàn liên ngành đã thuê người dùng móc câu rà toàn bộ mép sông Mã xem có đường ống ngầm hay không. Phía trên bờ một mặt làm việc với chủ đơn vị để tuyên truyền, vận động, mặt khác tiến hành đào những vị trí khả nghi chôn lấp đường ống ngầm.
“Chúng tôi đã xác định đường ống xả thải của đơn vị này. Vết nước xả đang còn rất mới, công ty có bịt lại đường ống nhưng chỉ là gần đây. Rõ ràng việc lắp đường ống này là trái quy định và không loại trừ việc xả trộm nước thải ra sông. Cơ quan công an cùng với chính quyền địa phương tiếp tục đấu tranh với lãnh đạo công ty này để làm rõ”, ông Khoa nói.
Như trước đó đã đưa tin, cá lồng nuôi và thủy sản tự nhiên trên sông Mã chết bất thường khiến người dân nghi ngờ về việc xả thải trộm của các cơ sở sản xuất trên thượng nguồn. Tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các địa phương vào cuộc truy tìm thủ phạm đầu độc sông Mã. Chính quyền địa phương đã tích cực vào cuộc hỗ trợ người dân, thống kê thiệt hại để có cơ sở giải quyết sau này. Đồng thời, huyện thành lập ngay đội liên ngành xuống tận các cơ sở có nguy cơ kiểm tra không kể ngày đêm.
Trên địa bàn huyện Bá Thước có 5 đơn vị sản xuất chế biến nông, lâm sản dọc bờ sông Mã. Đoàn đã tiến hành kiểm tra Nhà máy chế biến tinh bột sắn Bá Thước (Công ty CP rau quả Thanh Hóa đóng tại xã Thiết Ống). Đơn vị này đã ngừng sản xuất vì hết vụ sắn. Lực lượng chức năng yêu cầu lãnh đạo nhà máy cung cấp đầy đủ hồ sơ liên quan đến công tác xử lý, bảo vệ môi trường. Sau đó tiến hành kiểm tra hệ thống xả thải, rà soát tất cả các điểm đáng ngờ dọc phía bờ sông nhưng chưa phát hiện dấu hiệu bất thường.
Lãnh đạo huyện Bá Thước thông báo rộng rãi tới người dân để cùng với lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra, xử lý các đơn vị vi phạm về bảo vệ môi trường. Chính quyền địa phương sẽ có hình thức khen thưởng, biểu dương những cá nhân cung cấp được thông tin, tài liệu về việc xả thải trái phép.
Vào giữa tháng 3/2021 hiện tượng cá chết diễn ra trên sông Mã đoạn qua huyện Bá Thước. Khi các cơ quan chức năng đang vào cuộc tìm nguyên nhân thì đầu tháng 4/2021, cá tự nhiên và cá luồng tiếp tục chết bất thường. Lúc đầu cá chết lẻ tẻ, sau đó đồng loạt ở nhiều lồng, nhiều hộ khác nhau. Tổng số hộ bị ảnh hưởng là 21 hộ với 32 lồng nuôi, tổng trọng lượng khoảng 1,5 tấn. Đến nay hơn 7,2 tấn cá nuôi lồng của 127 hộ dân và thủy sản chết bất thường.
Nhận được tin cá chết trên sông Mã, chính quyền địa phương đã cử cán bộ xuống ghi nhận thực tế, ổn định tinh thần của các hộ nuôi. Đồng thời báo cáo lên cơ quan cấp trên để vào cuộc xác định nguyên nhân.
Đoàn công tác của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đã xuống địa bàn lấy mẫu nước, xác cá gửi Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I phân tích, xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây cá chết.
Bước đầu kiểm tra lâm sàng, mổ khám cá nuôi tại khu vực phố 1 thị trấn Cành Nàng và xã Lâm Xa cho thấy cá không bị xuất huyết bên ngoài, mang và các cơ quan nội tạng bên trong bình thường, không có hiện tượng xuất huyết, tụ huyết bất thường, không ghi nhận dấu hiệu của bệnh nào. Còn mẫu nước có màu đen, không có tảo, thủy sản tự nhiên như cá leo, tôm, cua… cũng lác đác bị chết.
Các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đang tiếp tục kiểm tra, rà soát các hộ nuôi cá lồng trên địa bàn; hướng dẫn người nuôi theo dõi và chăm sóc cá nuôi hàng ngày, vệ sinh lồng để lưu thông dòng chảy, dùng máy sục khí, máy bơm nước để tăng hàm lượng oxy hòa tan. Người dân cần thường xuyên theo dõi về chất lượng nước trên sông Mã. Khi thấy nguồn nước có dấu hiệu bị ảnh hưởng, tác động đến sức khỏe cá nuôi cần di chuyển lồng nuôi đến khu vực tốt hơn.
Tại huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) nơi phía trên thượng nguồn sông Mã (nằm phía trên của huyện Bá Thước) nhà chức trách cũng đang tiến hành kiểm tra, rà soát toàn bộ các cơ sở sản xuất, chế biến dọc sông để truy tìm thủ phạm gây ô nhiễm.
“Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, đoàn kiểm tra đang tích cực vào cuộc tổng rà soát các cơ sở, hộ gia đình chế biến lâm, nông sản trên địa bàn. Tại địa phương có 9 cơ sở chế biến lớn và hơn 20 hộ gia đình có sử dụng các loại hóa chất để chế biến, ngâm ủ luồng và các loại. Năm 2020, hầu hết các đơn vị đã được tỉnh kiểm tra, phê duyệt đánh giá tác động môi trường, các biện pháp xử lý chất thải, nước thải. Huyện cũng giám sát chặt chẽ các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm. Tuy nhiên, việc xả trộm của các đơn vị là có hay không thì phải kiểm tra cụ thể. Khi nào có thông tin, chúng tôi sẽ cung cấp cho báo chí”, Chủ tịch UBND huyện Quan Hóa Trương Nho Tự trao đổi với PV.
Được biết, trên thượng nguồn dọc 2 bên bờ sông Mã có nhiều cơ sở chế biến lâm sản, ngâm ủ, chế biến luồng, bột giấy thường xuyên để chất thải, nước thải ảnh hưởng tới môi trường. Việc truy tìm thủ phạm gây ô nhiễm để xác định nguyên nhân cá chết để xử lý nghiêm là rất cần thiết.