Xu hướng phục hồi của thương mại trong nước ra sao?

Kinh tế - Ngày đăng : 13:35, 19/04/2021

Theo Tổng cục Thống kê, quý I/2021, tổng mức bán lẻ hng ha v doanh thu dịch vụ tiêu d ng quý I/2021 đạt 1.291,1 nghìn tỷ đồng, tăng 5,1% so với c ng kỳ năm trước.
thuong-mai.jpg
Ảnh minh họa. Nguồn Internet.

Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 1.033,2 nghìn tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 5,9% của năm 2020. Hầu hết các nhóm hàng đều có doanh thu bán lẻ tăng: Doanh thu nhóm hàng lương thực, thực phẩm ước tính đạt 337,7 nghìn tỷ đồng, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước; may mặc đạt 57,7 nghìn tỷ đồng, tăng 4,6%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình đạt 132,7 nghìn tỷ đồng, tăng 5,3%; vật phẩm văn hóa, giáo dục đạt 12,8 nghìn tỷ đồng, tăng 5,8%; phương tiện đi lại đạt 54,3 nghìn tỷ đồng, tăng 1,4%.

Doanh thu bán lẻ hàng hóa quý I/2021 so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương: Hải Phòng tăng 11,3%; Cần Thơ tăng 10,8%; Hà Nội tăng 8%; Đà Nẵng tăng 7,9%; Thanh Hóa tăng 6,7%; Quảng Nam và Quảng Ngãi cùng tăng 6,6%; Đồng Nai 5,7%; Đắk Lắk tăng 5,5%; Hưng Yên tăng 5,3%; Bắc Ninh tăng 1,8%.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống quý I/2021 ước tính đạt 1 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,6% tổng mức và giảm 3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2020 giảm 8,5%).

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống quý I năm nay so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương: Bà Rịa – Vũng Tàu tăng 1,1%; Quảng Ninh giảm 12,7%; Hà Nội giảm 8%; Lâm Đồng giảm 7,2%; Đà Nẵng giảm 6%; Hải Phòng giảm 3,9%; thành phố Hồ Chí Minh giảm 3,5%; Kiên Giang giảm 1%.

Doanh thu du lịch lữ hành quý I ước tính đạt 3,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,2% tổng mức và giảm 60,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2020 giảm ,8%). Một số địa phương có doanh thu du lịch lữ hành quý I giảm so với cùng kỳ năm trước: Đà Nẵng giảm 61,3%; thành phố Hồ Chí Minh giảm 59,5%; Hà Nội giảm 30,1%; Bà Rịa – Vũng Tàu giảm 23,1%; Hải Phòng giảm 20,5%; Cần Thơ giảm 16,8%; Quảng Ninh giảm 4,5%.

Doanh thu dịch vụ khác quý I/2021 ước tính đạt 130,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,1% tổng mức và tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó doanh thu của Hải Phòng tăng 16,4%; Quảng Ninh tăng ,1%; Cần Thơ tăng 7,7%; Đà Nẵng tăng 4,8%; Hà Nội tăng 2,5%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 0,9%; Lào Cai giảm 10,5%; Gia Lai giảm 28,5%.

Từ việc tăng cường kết nối giao thương, kích cầu tiêu dùng trong nước là một trong các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng ngành thương mại.

Đồng thời, thực hiện Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới.

Xây dựng, triển khai các chương trình kích cầu tiêu dùng, phát triển các kênh phân phối, thúc đẩy phát triển mạnh thị trường trong nước bảo đảm cân đối cung cầu những mặt hàng thiết yếu, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa.

Công tác thông tin, tuyên truyền được thực hiện liên tục giúp ổn định tâm lý người tiêu dùng yên tâm mua sắm; công tác nắm bắt thị trường cũng được tăng cường, đặc biệt hoạt động hỗ trợ tiêu thụ hàng nông sản cho các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhằm phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành thương mại

Anh Tuấn