Hn Quốc ghi nhận trường hợp đng máu đầu tiên sau tiêm vaccine AstraZeneca
Chuyển động - Ngày đăng : 21:30, 31/05/2021
Theo KDCA, tình trạng giảm lượng tiểu cầu trong máu và hình thành các cục máu đông đã được ghi nhận ở một nhân viên y tế.
Người này là nam giới, ở độ tuổi 30-40, được tiêm vaccine AstraZeneca vào ngày 27/4.
Ngày 9/5, bệnh nhân lên cơn đau đầu dữ dội và nhập viện ngày 12/5 sau tình trạng co cứng cơ. Anh được chẩn đoán mắc chứng xuất huyết não, động kinh và huyết khối tĩnh mạch não. Hiện tình trạng bệnh nhân đã ổn định.
Hồi tháng 3 năm nay bắt đầu xuất hiện các báo cáo về biến chứng nguy hiểm ở một số bệnh nhân được tiêm chủng vaccine do AstraZeneca và Đại học Oxford phát triển. Sau đó, một số nước đã dừng tiêm chủng loại thuốc này.
Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) đã điều tra và thừa nhận mối liên hệ giữa tiêm chủng và các biến chứng huyết khối. Theo EMA, hiện tượng đông máu là "tác dụng phụ rất hiếm gặp" của vaccine AstraZeneca, nhưng khuyến cáo các nước nên tiếp tục sử dụng, khẳng định "lợi ích nó đem lại lớn hơn nguy cơ tác dụng phụ".
Một số quốc gia sau đó hạn chế sử dụng vaccine này. Anh khuyến nghị không tiêm vaccine AstraZeneca cho người từ 30 tuổi trở xuống, ở Pháp và Bỉ là 55, trong khi ở Đức, Italy và Tây Ban Nha là 60 tuổi.
Trong khi đó, Đan Mạch là nước đầu tiên ở châu Âu ngừng hoàn toàn sử dụng vaccine AstraZeneca. Họ sẽ tiếp tục triển khai vaccine Pfizer-BioNTech và Moderna.
Tại Hàn Quốc, vaccine AstraZeneca và Johnson & Johnson được chấp thuận sử dụng cho bệnh nhân trên 18 tuổi, nhưng chưa được sử dụng cho người dưới 30 tuổi vì các cơ quan y tế cho rằng lợi ích của việc tiêm chủng không vượt trội so với nguy cơ tác dụng phụ.
Trong số những người được tiêm chủng bằng thuốc của Johnson & Johnson cũng có ghi nhận các trường hợp xảy ra tác dụng phụ tương tự. Thông tin về những tác dụng phụ trên đã được đưa vào mô tả vaccine, và các bác sĩ đã được hướng dẫn để thông báo cho bệnh nhân về điều này, cũng như đề nghị họ theo dõi tình trạng của mình sau khi tiêm chủng.