Những giải pháp thúc đẩy khối Doanh nghiệp nhỏ v vừa vượt bão COVID

Kinh tế - Ngày đăng : :, 23/06/2021

COVID-19 khng chỉ gây ra nhiều “sự cố” bất ngờ cho nền kinh tế ton cầu m cn tạo ra một trạng thái “bình thường mới” khiến các doanh nghiệp, nhất l các doanh nghiệp nhỏ v vừa (DNNVV) phải điều chỉnh m hình v hoạt động sản xuất kinh doanh.

84% các DNNVV gặp khó khăn do COVID-19 lần thứ 4

Việt Nam hiện có khoảng 810.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tới 98,7%. Trong những năm qua, doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp vào GDP, tạo công ăn việc làm, ổn định kinh tế, mở rộng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn gặp những khó khăn do tác động từ các yếu tố khách quan và chủ quan, ảnh hưởng đến sự phát triển, hạn chế về quy mô, mức độ đóng góp vào nền kinh tế.

Theo khảo sát mới đây của Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) đối với 100 DNNVV bằng hình thức online, có đến 84% DNNVV gặp khó khăn. Trong đó, 40% thiếu vốn kinh doanh; thị trường bị ảnh hưởng, thu hẹp chiếm 80%; phải cắt giảm lao động chiếm 52%; bị đứt chuỗi cung ứng nguyên liệu chiếm 14%; bị cản trở hoạt động kinh doanh do biện pháp cách ly xã hội phòng dịch chiếm trên 50%...

1(1).jpg
84% các DNNVV gặp khó khăn do COVID-19 lần thứ 4

Do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp dù đã kết nối lại với nguồn nguyên liệu và thích nghi với trạng thái “bình thường mới” nhưng họ vẫn phải chịu áp lực lớn là thiếu vốn và giá nguyên liệu tăng “phi mã”, dẫn đến chi phí sản xuất tăng cao, làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường.

TS Abel Alonso, Chủ nhiệm cấp cao bộ môn Kinh doanh quốc tế tại Đại học RMIT nhận định, các doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV, phụ thuộc nhưng cũng tác động ngược lại đến các thành viên khác trong chuỗi cung ứng. Do đó, khi DNNVV bị thiệt hại cũng có thể khiến các doanh nghiệp khác bị ảnh hưởng theo.

Xác định vai trò quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đối với nền kinh tế, trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều chính sách hỗ trợ đối tượng này phát triển. Các chính sách được ban hành và triển khai cơ bản đã theo sát yêu cầu thực tế trong ngắn hạn, trước mắt và có tính chiến lược. Cụ thể, phát huy và nâng cao hiệu quả hoạt động DNNVV, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng cho DN nói chung, nhất là đối với các DNNVV; tạo nguồn vốn và mặt bằng sản xuất kinh doanh; cung cấp thông tin thị trường và xúc tiến thương mại, nâng cao năng lực quản trị DN, đào tạo nghề cho lao động; đặc biệt là, thành lập Quỹ Hỗ trợ DNNVV…

Một số giải pháp hỗ trợ DNNVV Việt Nam vượt “bão”

Ngoài ra, để tiếp tục phát huy vai trò của DNNVV, khắc phục các khó khăn, vướng mắc trong môi trường cạnh tranh, hội nhập và vượt qua dịch bệnh hiện nay, các chuyên gia đã đưa ra nhiều giải pháp hữu ích.

Trước hết, vấn đề được quan tâm hàng đầu là sức khỏe người lao động. HUBA kiến nghị Chính phủ có cơ chế, kế hoạch và lộ trình thật cụ thể về chương trình tiêm vaccine phòng dịch COVID-19 cho công nhân, người lao động trong thời gian sớm nhất có thể, đưa đối tượng các doanh nhân, công nhân, người lao động vào đối tượng ưu tiên tiếp cận vaccine vì sự phát triển kinh tế sau ưu tiên cho tuyến đầu phòng chống dịch, vùng dịch. Đồng thời tạo điều kiện và hướng dẫn các doanh nghiệp có điều kiện có thể chủ động mua sớm vắc xin tiêm phòng cho công nhân của mình.

Bên cạnh đó, triển khai nhanh các gói hỗ trợ Chính phủ ban hành theo nghị định 52/2021/NĐ-CP, các gói hỗ trợ an sinh xã hội do Bộ LĐ-TB-XH ban hành cần khắc phục các rào cản mà lần hỗ trợ thứ nhất các doanh nghiệp gặp phải. Đặc biệt, ngân hàng tiếp tục xem xét nới lỏng thêm các điều kiện khoanh nợ, giãn nợ, điều chỉnh giảm lãi suất nợ cũ và xem xét cho vay mới theo lãi suất ưu đãi (thấp hơn) giúp cho doanh nghiệp sản xuất bớt khó khăn.

2.jpg
DNNVV Việt Nam hoàn toàn có khả năng vượt qua đại dịch, vươn ra thế giới

Ngoài ra, chính bản thân doanh nghiệp cũng cần khắc phục khó khăn, tự “cứu” lấy hoạt động kinh doanh của mình. Nhiều công ty trong ngành khách sạn, du lịch đã đa dạng hóa hoạt động kinh doanh để thu hút khách hàng. Chẳng hạn, dịch vụ giao hàng và phương thức bán hàng trực tuyến là những cách phổ biến để họ tăng doanh thu và duy trì dòng tiền cần thiết.

Học cách sử dụng các nền tảng trực tuyến khác nhau đang là yêu cầu thực tế với nhiều công ty. Điều tất yếu này là do sự thay đổi thói quen của người tiêu dùng do ảnh hưởng của dịch bệnh mang lại. Họ đón nhận công nghệ điện thoại thông minh nhiều hơn khi phải thực hiện các quy định giãn cách và hạn chế khác.

Tại Việt Nam, từ trước khi COVID-19 bùng phát, quá trình chuyển đổi số đã diễn ra ở nhiều ngành, lĩnh vực cùng với những nỗ lực của Chính phủ để xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và đã thể hiện được nhiều hiệu quả ưu việt. Và COVID-19 cũng chính là động lực để quá trình này diễn ra nhanh hơn.

Tuy nhiên, các DNNVV, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ đang phải đối mặt với những rào cản trong quá trình chuyển đổi số, như: thiếu tầm nhìn tư duy về chuyển đổi số, những thách thức trong văn hóa công ty, sự thiếu hụt các công nghệ thiết yếu và thiếu hiểu biết sâu sắc về khách hàng cũng như dữ liệu hoạt động…

Cisco - công ty hàng đầu thế giới về công nghệ thông tin và kết nối mạng mới đây đã đưa ra những con số đáng chú ý: 17% doanh nghiệp còn thiếu kỹ năng số và nhân lực, 16,7% thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi số, ,7% thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa, kỹ thuật số trong doanh nghiệp.

Do đó, các DNNVV cần tăng cường đầu tư và ứng dụng công nghệ trong việc lập sổ sách kế toán, khai thuế và hải quan điện tử, giao dịch ngân hàng qua internet nhằm giảm chi phí giao dịch, kết nối và chia sẻ thông tin tài chính với các tổ chức tín dụng để dần minh bạch hóa thông tin tài chính, tạo lòng tin trên thị trường. Nâng cao chất lượng, trình độ quản trị DN, quản trị rủi ro và quản lý tài chính; Tích cực tham gia các hiệp hội doanh nghiệp để tiếp cận thông tin về các chính sách, chương trình hỗ trợ đối với DNNVV của Chính phủ, Nhà nước cũng như các tổ chức tín dụng. Hoàn thiện quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn tham gia chuỗi cung ứng của các đối tác lớn đặc biệt là khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng mang tính toàn cầu.

Nâng cao kỹ năng, kiến thức và sự nhạy bén trong kinh doanh cũng là điều không thể thiếu đối với một doanh nghiệp. Ví dụ, học các công cụ trực tuyến như ứng dụng giao hàng, phần mềm bán hàng hay phát triển trang web có thể giúp các công ty mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng. Doanh nghiệp cũng có thể tăng sự hiện diện trực tuyến thông qua tương tác trên mạng xã hội của nhân viên.

Dịch bệnh lần này đã giúp nhiều DNNVV nhận ra cần lên kế hoạch, đi trước khủng hoảng để sẵn sàng trong tư thế đối đầu, và dễ dàng vượt qua khó khăn. Doanh nghiệp nên tập trung vào việc tồn tại qua ngày và dần dần xây dựng sức mạnh tự thân.

Chẳng hạn như nhiều doanh nghiệp trong khảo sát của HUBA dựa vào tiền tiết kiệm của chính họ để giải quyết thách thức trước mắt liên quan đến dòng tiền như Tập đoàn Sun Group, Tập đoàn Sun House... Một số doanh nghiệp khác thì xem xét triển khai đào tạo nội bộ bằng cách dùng chính nguồn nhân lực sẵn có trong tổ chức, cụ thể là dùng những người đã được đào tạo để làm người hướng dẫn hay huấn luyện…

Các chuyên gia tin tưởng rằng, doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các DNNVV, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng có thể thay đổi hoàn toàn cục diện doanh nghiệp, dễ dàng “lột xác”, vươn lên thành “cá lớn” trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cũng như thế giới.

(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Trang Nhi