Quỹ vắc xin phng, chống Covid-19: Chiến lược kịp thời, hiệu quả

Sức khỏe - Ngày đăng : 06:30, /06/2021

Sự ra đời của quỹ vắc xin phng, chống Covid-19 ở Việt Nam cho thấy sự nỗ lực, quyết tâm lớn của Chính phủ trong cuộc chiến với dịch bệnh đang ngy cng diễn biến phức tạp. Vắc xin chính l biện pháp bảo vệ hng đầu cho người dân v đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Quỹ của sự nhân ái, tinh thần đoàn kết

Hơn 1 năm trôi qua kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện đã gây ra những tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều quốc gia trên thế giới, thậm chí cả những nước có nền kinh tế và y tế hàng đầu. Đến nay dịch Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm và vắc xin chính là biện pháp bảo vệ hàng đầu tính mạng của người dân và đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Hầu hết các quốc gia đã và đang phấn đấu thực hiện mục tiêu bao phủ vắc xin cho ít nhất 2/3 dân số đến hết năm 2021, trong đó có Việt Nam. Chính phủ cũng như ngành Y tế đã nỗ lực không ngừng để có vắc xin ngừa Covid-19 nhiều nhất, sớm nhất để xây dựng rào chắn miễn dịch cho nhân dân. Tuy nhiên trên con đường ấy, rất cần có sự chung tay và ủng hộ của người dân cả nước.

pmc.png

Ngay từ tháng 5/2020, để có thể tiếp cận được nguồn vắc xin trong bối cảnh khan hiếm trên quy mô toàn cầu, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã nỗ lực, cố gắng đưa vắc xin về Việt Nam. Hơn 200 cuộc trao đổi, làm việc, đàm phán với các tổ chức, nhà sản xuất vắc xin được Bộ Y tế bền bỉ thực hiện đến nay đã giúp Việt Nam có được 130 triệu liều vắc xin trong năm 2021.

Theo tính toán, để đạt được miễn dịch cộng đồng, Việt Nam cần có khoảng 0 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 để tiêm cho 75 triệu người dân, kinh phí ước tính khoảng 25.200 tỷ đồng (trong đó, khoảng 21.000 tỷ đồng để mua vắc xin còn lại là kinh phí vận chuyển, bảo quản, phân phối, tổ chức tiêm chủng; ngân sách Trung ương bố trí 16.000 tỷ đồng, còn lại do ngân sách địa phương chi và huy động đóng góp xã hội).

2(1).png

Không chỉ có nhập khẩu vắc xin, song song với đó, Việt Nam thúc đẩy, tạo mọi điều kiện để nghiên cứu và sáng chế ra vắc xin trong nước để có thể chủ động nguồn vắc xin trong tương lai cũng như khẳng định nền y học của nước ta.

Quỹ vắc xin phòng, chống Covid-19 ra đời với mục đích huy động tổng hợp nguồn lực đóng góp xã hội để chia sẻ với ngân sách Nhà nước thực hiện việc mua, nhập khẩu vắc xin, chuyển giao công nghệ nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước để tiêm chủng cho toàn dân trên nguyên tắc đảm bảo đóng góp tự nguyện, hoạt động công khai, minh bạch và đúng quy định pháp luật và thuận lợi nhất cho việc đóng góp.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Đảng, Nhà nước, Chính phủ hiểu và trân trọng mọi đóng góp của người dân, doanh nghiệp không kể ít hay nhiều, góp vào Quỹ vắc xin phòng, chống Covid-19. Thủ tướng nhấn mạnh, đây là "Quỹ của sự nhân ái, của tinh thần đoàn kết, của niềm tin, của trái tim kết nối trái tim để chúng ta cùng nhau vượt qua khó khăn, góp phần tạo nên một Việt Nam chiến thắng, để một lần nữa chúng ta lại ghi danh, viết nên lịch sử chiến thắng vẻ vang của dân tộc - chiến thắng đại dịch Covid-19".

Những con số ấn tượng

Ngay khi Quỹ vắc xin phòng Covid-19 vừa ra mắt, đã có rất nhiều các cơ quan, đơn vị, các tổ chức đoàn thể, cá nhân ủng hộ với số tiền không nhỏ. Chỉ trong khoảng hai giờ đồng hồ của lễ ra mắt, Quỹ đã thu được 17,7 tỷ đồng tiền ủng hộ bằng tin nhắn thông qua Cổng 1400 ủng hộ Quỹ vắc-xin phòng, chống Covid-19. Ðó là số tiền lớn trong thời gian ngắn nếu chúng ta biết "mệnh giá" mỗi lần nhắn tin cao nhất chỉ là 2 triệu đồng.

200.000 đồng là số tiền mà anh Nguyễn Quốc Bảo (công nhân may) đã dùng để ủng hộ Quỹ vắc xin phòng, chống dịch Covid-19. Anh Bảo cho biết, nếu dịch bùng phát ở công ty anh thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và thiệt hại về kinh tế. Do vậy anh muốn đóng góp một chút để ủng hộ Quỹ cũng là để hy vọng mình sớm được tiêm vắc xin.

Cũng như anh Bảo, chị Phạm Thị Đức Hạnh (ở quận Long Biên, Hà Nội) cho biết, chị mong có thể góp chút sức của mình, dù nhỏ nhưng mà có thể cùng cả nước chung tay chống dịch. Số tiền chị Hạnh đóng góp đến từ một phần tiền mà chị dành ra mỗi khi đi chợ hàng ngày của gia đình.

1.png

Không chỉ anh Bảo, chị Hạnh mà còn rất nhiều người dân, những cụ già, em nhỏ trên cả nước, những doanh nghiệp lớn, nhỏ, các tổ chức chính trị, xã hội khác cũng đều đồng lòng ủng hộ. Điều này cho thấy chiến lược vắc xin của Việt Nam đã đi đúng hướng, hiệu quả, hợp lòng dân. Sự chung tay của cả cộng đồng sẽ tạo nên sức mạnh, góp phần giúp cuộc sống sớm trở lại bình thường, xã hội an toàn hơn.

Tính đến 17 giờ - 23/06/2021, đã có 338.346 tổ chức, cá nhân ủng hộ quỹ, với tổng số tiền có được là 7.450.000.000.000đ (đã bao gồm quy đổi từ ngoại tệ về VNĐ), trong đó vẫn còn 36 đơn vị, tổ chức, cá nhân cam kết chỉ ủng hộ Quỹ nhưng chưa chuyển tiền hoặc chưa chuyển hết như cam kết.

uncef.png

Bà Rana Flowers, Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam - đơn vị phối hợp mua và phân phối vắc-xin COVID-19 tại Việt Nam thông qua sáng kiến COVAX cho biết: "Chúng tôi thực sự đánh giá cao tình đoàn kết dân tộc được thể hiện qua việc mọi người dân cùng đóng góp vào quỹ vắc-xin. Vắc-xin là hàng hóa công cộng và theo quan điểm của UNICEF, vắc-xin cần được cung cấp miễn phí cho người dân, đặc biệt là các nhóm đối tượng ưu tiên cũng như các nhóm dân số dễ bị tổn thương, nghèo và cận nghèo. Ở mọi quốc gia, Chính phủ cần đóng vai trò là đơn vị quản lý và kiểm soát quá trình mua và đảm bảo phân phối vắc-xin một cách an toàn. Ngoài ra, còn có sự hỗ trợ tài chính từ các đối tác lâu năm, chẳng hạn như đóng góp của chính phủ Australia vào việc mua vắc-xin. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp trong nước và quốc tế sẵn sàng và có thể đóng góp tài chính".

Dịch bệnh sẽ còn phức tạp. “Chiến lược vắc xin” với yêu cầu nhanh chóng tiêm vắc xin cho 70% dân số để tạo miễn dịch cộng đồng đang là một hướng đi chính xác bởi chỉ có miễn dịch cộng đồng mới là tiền đề để bảo vệ sức khoẻ người dân và phát triển kinh tế.

Với 4 lần chịu làn sóng dịch Covid-19 tấn công, người dân Việt Nam ngày càng đồng lòng, đoàn kết, đồng thuận với Chính phủ trong công tác chống dịch. Và với tinh thần ấy, cùng với những chiến lược đúng đắn, nhân văn, nhân đạo, chắc chắn chúng ta sẽ chiến thắng được đại dịch.

tk.png