Việt Nam phát động chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử

Sức khỏe - Ngày đăng : 13:45, 10/07/2021

Hm nay (10/7), Việt Nam chính thức phát động chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử - tiêm vắc xin phng Covid-19 cho tất cả người dân trong độ tuổi trên 18 từ tháng 7/2021 tới tháng 4/2022.

Sáng 10/7, lễ phát động triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 toàn quốc được tổ chức với sự tham gia của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, các bộ ngành và đại diện các tổ chức quốc tế.

v10.jpeg
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 trên toàn quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo báo cáo của Bộ Y tế, dù nguồn vắc xin khan hiếm trên quy mô toàn cầu nhưng với nỗ lực lớn, trong năm 2021, Việt Nam có được 105 triệu liều vắc xin và tiến tới đạt 0 triệu liều để tạo miễn dịch cộng đồng vào cuối năm 2021 và đầu năm 2022.

Riêng trong tháng 7 này, sẽ có hơn 9 triệu liều vắc xin sẽ về đến Việt Nam. Chiến dịch tiêm chủng được các bộ ngành, địa phương xây dựng và tổ chức triển khai trên quan điểm "tiêm nhanh nhất, nhiều nhất, rộng nhất, đảm bảo an toàn, hiệu quả, công bằng và công khai".

Phát biểu chỉ đạo tại lễ phát động, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, với tầm nhìn xa và tìm giải pháp căn cơ để đưa đất nước thoát khỏi dịch bệnh, Đảng và Nhà nước đã quyết tâm để thực hiện Chiến lược vắc xin, tập trung vào các nội dung chính bao gồm: nhập khẩu, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu để sản xuất và phát triển vaccine trong nước.

Mục tiêu của Chiến lược là tiêm miễn phí hàng năm cho nhân dân để đạt được sự miễn nhiễm cộng đồng.

thutuong1.png
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Ảnh: TTXVN

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế phối hợp nhịp nhàng với các Bộ ngành, các địa phương có liên quan đặc biệt là lực lượng công an, quân đội, chính quyền địa phương, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội để tổ chức tiêm khoa học, đúng quy trình, nhanh chóng, kịp thời, an toàn và hiệu quả nhất. Đặc biệt trong thời gian tới, lượng vắc xin về nhiều, chúng ta cần xây dựng kịch bản bảo quản, vận chuyển, phân phối, triển khai.

Trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến kiểm tra Sở Chỉ huy Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19. Thủ tướng nhấn mạnh, đây là đợt tiêm chủng lớn nhất từ trước đến nay, nên phải có chỉ huy, theo dõi, đánh giá tình hình, cập nhật kết quả, ứng phó với các vấn đề thực tiễn. Vì vậy, phải ưu tiên trang thiết bị, cơ sở vật chất, bảo đảm hoạt động thông suốt, hiệu quả, an toàn.

tiem1.jpeg
Bộ Y tế đặt mục tiêu ối thiểu 50% người từ 18 tuổi được tiêm trong 2021

Bộ Y tế cho biết, chiến dịch sẽ được triển khai trên quy mô toàn quốc, trong đó ưu tiên cho 4 nhóm tỉnh, thành phố gồm: tỉnh/thành đang có dịch (trong đó sẽ ưu tiên tiêm trước cho đối tượng ở vùng đang có dịch); các tỉnh/thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm hoặc có thực hiện thí điểm các đề án phát triển kinh tế của Chính phủ; các tỉnh/thành có nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đông công nhân và dân cư; các tỉnh/thành có biên giới, giao lưu đi lại lớn, có cửa khẩu quốc tế.

Theo Bộ Y tế, chiến dịch được triển khai ngay từ tháng 7 này với khoảng 8,7 triệu liều vắc xin Covid-19 được tiếp nhận. Hơn 18.000 điểm tiêm trên cả nước bao gồm tiêm chủng lưu động sẽ triển khai tiêm vắc xin Covid-19.

Kinh phí triển khai từ nguồn ngân sách, quỹ vắc xin Covid-19 và nguồn viện trợ. Ban chỉ đạo triển khai chiến dịch trực / và thiết lập các tiểu ban về giám sát chất lượng, phản ứng sau tiêm... đảm bảo tối đa về an toàn tiêm chủng.

Trước đó, Việt Nam đã triển khai tiêm vắc xin Covid-19 cho các nhóm đối tượng ưu tiên như địa phương có dịch, nhân viên y tế, công an, quân đội ở tuyến đầu chống dịch, công nhân...

Tính đến 16h ngày 9/7, tổng cộng có 4.010.786 triệu liều vắc xin Covid-19 đã tiêm, trong đó 258.274 người đã tiêm đủ 2 liều. Việc này nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế xã hội, theo Bộ trưởng Y tế.

Thảo Nguyên