Vận chuyển hng ha 'cứu lỗ' cho ngnh đường sắt?

Doanh nghiệp - Doanh nhân - Ngày đăng : 14:31, 02/08/2021

Tổng cng ty Đường sắt Việt Nam sẽ từng bước tăng tỷ lệ vận tải hng ha để b đắp vo vận tải hnh khách giữa ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Cũng giống như hàng không, trong bối cảnh dịch COVID-19, các quy định cách ly và tâm lý e ngại đi lại khiến vận tải hành khách “chạm đáy”, VNR buộc phải chuyển hướng sang sống nhờ vận tải hàng hóa, vốn đem lại nguồn thu trợ lực cho doanh nghiệp để có thể vượt qua khó khăn đại dịch.

duong-sat-vn.jpg
Vận chuyển hàng hóa 'cứu lỗ' cho ngành đường sắt? Ảnh: Internet

Thống kê của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho thấy, trong nửa đầu năm vừa qua sản lượng các mặt hàng truyền thống như quặng apatit, than đá, phân bón… đều tăng từ 8-31%. Tăng trưởng doanh thu trung bình của mảng này trong 6 tháng đầu năm 2021 qua đạt khoảng 22%, trở thành mảng duy nhất VNR có thể trông cậy để giảm lỗ do sụt giảm các tuyến vận tải hành khách.

Nhờ vận tải hàng hóa tăng trưởng tốt, doanh thu vận tải sáu tháng nói chung mới thực hiện được 1.9 tỷ đồng, bằng 79,4% so với cùng kỳ năm 2020 và bằng 53,9% so với năm 2019 khi chưa có dịch COVID-19. Nếu không, đường sắt còn lỗ nặng nề.

Trước đó, chuyến tàu chuyên container đầu tiên từ Việt Nam sang Bỉ chính thức xuất phát từ Ga liên vận quốc tế Yên Viên (Hà Nội), đánh dấu một cột mốc mới của ngành đường sắt Việt Nam. Đoàn tàu container chở hàng gồm 23 container 40 feet vận chuyển các loại hàng hóa như dệt may, da giày, điện tử xuất phát từ Ga Yên Viên, vận chuyển đến Trịnh Châu (Trung Quốc) sau đó được kết nối vào đoàn tàu Á - Âu tới TP.Liege (Bỉ) rồi chuyển đường bộ đi đến điểm đích là TP.Rotterdam (Hà Lan).

VNR cho biết, trong thời gian tới đơn vị sẽ xây dựng kế hoạch và tổ chức vận chuyển mỗi tháng 8 chuyến đi châu Âu ngoài các tuyến đã khai thác sang Đức, Ba Lan... xuất phát tại Việt Nam. Theo đó, VNR sẽ cung cấp dịch vụ vận chuyển container và logistics trọn gói giữa Việt Nam và Trung Quốc, sau đó quá cảnh đi Nga, châu Âu, ASEAN và các nước Trung Á. Hành trình của mỗi tuyến vận tải này sẽ kéo dài từ 25-27 ngày.

Theo VNR, đây sẽ là “cửa sáng” trước mắt để doanh nghiệp có thể kỳ vọng bù đắp doanh thu trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp. Giải pháp này cũng phần nào tháo gỡ tình trạng ách tắc hàng hóa và chi phí cao của vận tải đường hàng không và hàng hải đi các thị trường châu Âu. Các doanh nghiệp vận tải, đặc biệt là ở các tỉnh phía Bắc sẽ được hưởng lợi, đồng thời hoạt động xuất khẩu hàng hóa cũng sẽ khởi sắc hơn trong các quý tới.

Mặc dù việc đầu tư mở rộng mảng vận chuyển hàng hóa trong nước và quốc tế được ngành đường sắt kỳ vọng sẽ giúp cải thiện doanh thu trong bối cảnh dịch bệnh và khó khăn về tài chính như hiện nay. Tuy nhiên, theo các chuyên gia cánh cửa này của VNR cũng chỉ là lối thoát tạm thời chứ không có nhiều tiềm năng để cạnh tranh về doanh thu cũng như lợi nhuận. Bởi  theo đại diện của VNR chia sẻ, rào cản lớn nhất đối với vận tải hành hóa qua đường sắt chính là cơ sở hạ tầng nên Nhà nước cần “rót vốn” đầu tư vào các hạng mục nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới bãi hàng, kho hàng tại các ga xếp dỡ hàng hóa trọng điểm để tăng năng lực xếp dỡ thông qua... và khả năng cạnh tranh rất thấp và không bền vững.

Trang Nhi