7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu nng, lâm, thủy sản tăng gần 27%
Kinh tế - Ngày đăng : 18:30, 04/08/2021
Cụ thể, 7 tháng, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt trên 12,2 tỷ USD, tăng trên %; lâm sản chính đạt khoảng 10,2 tỷ USD, tăng 54%; thủy sản đạt trên 4,9 tỷ USD, tăng 12%; chăn nuôi ước đạt 254 triệu USD, tăng 16%.
Chỉ tính riêng trong tháng 7, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 4,2 tỷ USD, tăng 26,7% so với tháng 7/2020 nhưng giảm 9,5% so với tháng 6/2021. Trong số đó, giá trị xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt 1,8 tỷ USD, lâm sản chính ước đạt 1,41 tỷ USD, thủy sản đạt 800 triệu USD và chăn nuôi đạt 44,1 triệu USD…
Cũng trong 7 tháng, nhiều sản phẩm/nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu tăng như: Cao su, nhóm hàng rau quả, hồ tiêu, hạt điều, sắn và sản phẩm từ sắn, sản phẩm chăn nuôi, cá tra, tôm; sản phẩm gỗ; mây, tre, cói thảm; quế… Trong số đó, cao su, nhóm hàng rau quả, hạt điều, sắn và sản phẩm từ sắn tăng cả khối lượng và giá trị xuất khẩu. Điển hình, cao su có sự tăng trưởng rất mạnh cả về khối lượng và giá trị với mức lần lượt là 33,6% và 73,6%; hay hạt điều cũng có mức tăng tương ứng 21,4% và 14%; sắn và sản phẩm từ sắn tăng trên 10% và trên %.
Riêng hồ tiêu dù khối lượng xuất khẩu giảm nhẹ với mức 1,3%, đạt 182 nghìn tấn, nhưng nhờ giá xuất khẩu bình quân tăng nên giá trị xuất khẩu vẫn tăng gần 50%, đạt 599 triệu USD.
Những mặt hàng khác tăng giá trị chủ yếu nhờ khối lượng như sản phẩm chăn nuôi 16%, cá tra trên 18%, tôm 12%, sản phẩm gỗ gần 64%... Có 3 mặt hàng giảm cả khối lượng và giá trị xuất khẩu, gồm: cà phê, gạo, chè.
Về thị trường xuất khẩu, khu vực châu Á chiếm 42% thị phần, tiếp đến là châu Mỹ với 31%, châu Âu 11%, châu Phi gần 2%...
Thị trường xuất khẩu lớn nhất của mặt hàng nông, lâm, thủy sản Việt Nam là Hoa Kỳ với kim ngạch trên 8,2 tỷ USD, chiếm gần 29% thị phần; trong đó, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ chiếm tới trên 72% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm thủy sản sang thị trường này. Đứng thứ 2 là Trung Quốc với kim ngạch gần 5,5 tỷ USD, chiếm 19,2% thị phần thị trường xuất khẩu; trong đó kim ngạch xuất khẩu nhóm rau quả chiếm tới gần 27%. Thứ 3 là thị trường Nhật Bản với giá trị xuất khẩu đạt trên 1,9 tỷ USD, chiếm gần 7% thị phần.
Để thúc đẩy xuất khẩu những tháng cuối năm, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, Bộ tiếp tục mở cửa thị trường, hỗ trợ thông tin doanh nghiệp xuất khẩu nông sản về các hiệp định thương mại, thực thi chính sách, quy định của các thị trường xuất khẩu phù hợp với tình hình dịch COVID-19.
Cùng với đó, Bộ cũng phối hợp chặt chẽ với các Tham tán thương mại của Việt Nam tại nước ngoài, hỗ trợ địa phương, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường EU, Anh, Trung Quốc, Nhật Bản… Bộ tiếp tục tháo gỡ rào cản thương mại và rào cản kỹ thuật của các nước đối với hàng hóa nông sản xuất khẩu của Việt Nam.
Hiện, Bộ đang xây dựng Đề án Nâng cao hiệu quả thực thi các cam kết về SPS (vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật) trong Hiệp định SPS của Tổ chức Thương mại Thế giới và các Hiệp định Thương mại tự do.
Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ở trong nước, Bộ sẽ chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp duy trì tổ chức sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản đảm bảo phòng chống COVID-19, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản. Bộ tập trung nguồn lực tiếp tục nhân rộng số lượng, mở rộng quy mô chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản an toàn; vận động cơ sở sản xuất, sơ chế, kinh doanh nhỏ lẻ ký cam kết tuân thủ quy định an toàn thực phẩm.
Nhằm tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp, các đơn vị chuyên môn sẽ thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT theo hình thức trực tiếp, trực tuyến phù hợp trong bối cảnh COVID-19, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho biết, trong 7 tháng, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản ước khoảng ,7 tỷ USD, tăng 42,8% so với cùng kỳ năm 2020. Trong số đó, giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt ,2 tỷ USD, tăng 54,8%; nhóm sản phẩm chăn nuôi đạt trên 2,2 tỷ USD, tăng 11,3%; nhóm hàng thủy sản khoảng 1,2 tỷ USD, tăng 19%; nhóm lâm sản chính khoảng 1,9 tỷ USD, tăng 42,5%; nhóm đầu vào sản xuất khoảng 4,2 tỷ USD, tăng gần 33%.